III. Cách thức thực hiện hợp đồng kinh tế
B. Đối với hợp đồng kinh tế vô hiệu
Một hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu dù là từng phần hay toàn bộ thì việc thực hiện HĐKT vô hiệu bị coi là hành vi trái pháp luật và bị pháp luật nghiêm cấm. Tuy nhiên, trong thực tế ngay cả khi HĐKT vô hiệu các bên vẫn thực hiện HĐKT đó hoặc vì không ý thức đợc hoặc vì bị lừa dối, nhầm lẫn hay vì các nguyên nhân khác. Vì vậy muốn huỷ bỏ HĐKT đó cần phải có sự can thiệp của toà án thông qua việc tuyên bố vô hiệu. Không phải lúc nào HĐKT có sự vi phạm pháp luật cũng bị toà án tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng. Tuỳ từng
mức độ vi phạm, toà án quyết định huỷ bỏ hay sửa đổi một phần hợp đồng vi phạm pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Cụ thể pháp luật quy định nh sau:
1. Đối với hợp đồng vô hiệu toàn bộ
-Nếu nội dung công việc cha thực hiện thì các bên không đợc thực hiện. -Nếu nội dung công việc đã đợc thực hiện một phần thì các bên phải chấm dứt thực hiện và xử lý tài sản đối với phần đã thực hiện.
-Nếu các bên đã thực hiện xong sẽ bị xử lý tài sản trong hai trờng hợp: +) Các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận đợc từ việc thực hiện hợp đồng (nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật).
+) Trờng hợp không hoàn trả bằng hiện vật đợc thì phải trả bằng tiền nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách Nhà nớc, thiệt hại phát sinh các bên phải gánh chịu.
Ngoài ra, ngời ký kết HĐKT vô hiệu toàn bộ cố ý thực hiện HĐKT đó tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2) Đối với HĐKT vô hiệu từng phần
Các phần khác không vô hiệu thì vẫn có hiệu lực pháp luật và có giá trị thực hiện, còn đối với các điều khoản vô hiệu các bên phải sửa đổi diều khoản trái pháp luật, khôi phục các quyển và lợi ích ban đầu đồng thời có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật đối vói phần bị vô hiệu đó.
Nguyên tắc xử lý HĐKT vô hiệu từng phần đợc áp dụng giống nh nguyên tắc xử lý HĐKT vô hiệu toàn bộ.