Thuế doanh thu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở công ty SIMEX (Trang 58 - 64)

I/ Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:

1. Thuế doanh thu

thu 892.582.649 973.389.255 438.389.255 403.938.012 948.765.421 786.228.564 2. TTT đặc biệt 3. Thuế lợi tức 1.559.016.03 0 939.755.959 2.215.922.413 1.854.022.565 2.543.024.381 2.237.645.631 4. Thu về sử dụng vốn 547.578.609 1.460.372.325 536.918.550 842.578.609 602.734.218 1.328.624.500 Tổng 2.410.792.328 2.999.177.288 3.101.691.081 3.100.519.716 4.058.524.020 4.352.498.703

Tình hình nộp thuế của Công ty là khá tốt, mức nộp thuế luôn luôn tăng qua các năm. Trong các loại thuế thì thuế lợi tức là chiếm tỷ trọng cao hơn cả.

Thu nhập bình quân trên tháng của mỗi cán bộ công nhân viên trong Công ty qua các năm đạt mức cao so với các cơ quan cùng ngành. Mức thu nhập này không những đợc giữ vững mà còn tăng cao qua các năm. Năm 1999 thu nhập đầu ngời/tháng là 1.534.901 đồng, năm 2000 là 1.982.763 đồng và năm 2001 là 2.450.000 đồng. Mức thu nhập cao đảm bảo đời sống vật chất của cán bộ ngày một cải thiện hơn, tạo động lực cho mọi ngời phấn đấu hăng say làm việc. Đây là một đòn bẩy lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty.

Bảng XI: Thu nhập bình quân đầu ngời 1 tháng (1999-2001)

Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1. Quỹ lơng 62.930.941 77.327.757 95.628.000 2. Số CNV 41 39 39 3. Thu nhập bình quân 1.534.901 1.982.763 2.452.000

Qua các kết quả trên, ta có thể đánh giá sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm nh sau:

Hoạt động của Công ty diễn ra trong bối cảnh môi trờng kinh doanh có những diễn biến phức tạp.

- Các chế độ, chính sách của Nhà nớc và các ngành có liên quan có nhiều thay đổi và cha đợc đầy đủ, toàn diện.

- Tình hình thị trờng, đặc biệt là thị trờng tiêu thụ có những biến động bất ngờ. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu á nổ ra vào tháng 7 năm 2001 và kéo dài cho đến bây giờ đã ảnh hởng tiêu cực tới tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty.

- Sự chuẩn bị các mặt của Công ty còn nhiều lúng túng và bất cập, nhiều vấn đề vẫn cha tháo gỡ đợc, đặc biệt là vấn đề tổ chức và quản lý khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang.

Bên cạnh những khó khăn trên cũng cần nhận thấy những tiềm năng và cơ hội mới một cách đầy đủ và toàn diện nhằm củng cố và phát triển, đó là tình hình môi trờng pháp lý đã đợc cải thiện hơn, quan hệ thơng mại quốc tế của quốc gia đợc mở rộng. Đội ngũ cán bộ của Công ty qua các năm kinh doanh đã tích lũy đ- ợc nhiều kinh nghiệm. Công ty hoạt động trên địa bàn rộng đã xây dựng đợc uy tín nhất định đối với nhiều bạn hàng. Hoạt động của Công ty đợc sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các cấp, các ngành, đặc biệt là Sở Thơng mại.

b) Kết quả

Từ bối cảnh trên, Ban lãnh đạo Công ty đã xác định phơng hớng kinh doanh là tiếp tục đổi mới về tổ chức, về phơng thức kinh doanh, không ngừng tìm kiếm cơ hội và mở rộng thị trờng. Qua đó đã đạt đợc một số kết quả nhất định.

* Về nhận thức t tởng

Mặc dù, còn mang nặng tính chất kinh doanh theo thời vụ và cha có kế hoạch kinh doanh ổn định trong dài hạn song tập thể cán bộ công nhân viên cũng nh ban lãnh đạo Công ty đã xác nhận những điều kiện kinh doanh hiện nay là rất khó khăn và phức tạp, và Công ty cũng thấy vấn đề bức xúc là phải đổi mới ph- ơng pháp t duy và hành động trong sản xuất kinh doanh. Từ đó tập thể cán bộ công nhân viên đã không ngừng chủ động và sáng tạo trong kinh doanh, nâng cao chất lợng, và hiệu quả của các hoạt động, lấy chỉ tiêu kinh tế làm tiêu chí hành động.

Trong những năm qua, tổ chức lao động của Công ty có nhiều cải cách đáng kể. Một mặt, cùng với việc duy trì và phát triển các cơ sở kinh doanh làm ăn có hiệu quả, đồng thời với việc rà soát và giải thể các cơ sở làm ăn kém hiệu quả, Công ty đã thực hiện giảm biên chế và tổ chức lao động theo hớng gọn nhẹ, linh động, với phơng châm một nhân viên thực hiện nhiều chức năng. Bên cạnh đó, Công ty chỉ tiến hành ký hợp đồng ngắn hạn với các nhân viên khác khi công việc yêu cầu. Chính vì vậy, tổ chức lao động của công ty rất linh hoạt và làm ăn có hiệu quả.

Phơng pháp quản lý lao động của Công ty là tự chủ và sáng tạo, nghĩa là cán bộ lãnh đạo chức năng lập kế hoạch kinh doanh và giao cho các nhân viên cấp d- ới tự hoàn thành các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của mình theo các phơng án phù hợp.

* Kết quả kinh doanh

Những cố gắng về nhận thức cũng nh tổ chức đã đa lại kết quả khả quan cho Công ty nh sau:

Bảng XII: Kết quả kinh doanh (1999-2001)

Đơn vị: tỷ VNĐ

Chỉ tiêu 1999 2000 2001

1. Lợi nhuận trớc thuế 3,010 4,114 4,901

2. Doanh thu 533,691 507,540 522,028

3. Vốn hoạt động 12,453 12,822 14,420

4. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%)

0,564 0,811 0,939

5. Tỷ suất lợi nhuận/vốn (%) 24,171 32,085 33,985

6. Số vòng quay vốn / năm 42,8 39,9 36,2

Kết quả trên cho thấy: Mặc dù doanh thu trong 3 năm 1999-2001 không tăng nhng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng hàng năm, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cũng tăng và mức tỷ suất này trung bình là 30%. Nếu so với các doanh nghiệp trong nớc thì tỷ suất này khá cao, chứng tỏ đồng vốn của Công ty đã đợc sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên số vòng quay của vốn đang có xu hớng giảm, Công ty cần có biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, góp phần tăng nhanh vòng quay của vốn hơn.

a) Nghiệp vụ tạo nguồn hàng

Nhiệm vụ của nghiệp vụ này là lựa chọn nguồn hàng, thị trờng và nhà cung cấp, giao dịch, ký kết hợp đồng, tiến hành vận chuyển và bảo quản hàng hóa.

Trong những năm gần đây, Công ty đã sử dụng các hình thức tạo nguồn sau: - Mua đứt bán đoạn: đây là hình thức thu mua chủ yếu của Công ty, chiếm gần 80% giá trị hàng hóa thu mua. Sau khi Công ty và ngời bán đã đạt đợc những thỏa thuận về mặt số lợng, chất lợng, mẫu mã, phơng thức thanh toán, điều kiện và cơ sở giao hàng... thì hai bên mới tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế. Hợp đồng này là cơ sở ràng buộc trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thông thờng ngời ký kết hợp đồng là Giám đốc Công ty hoặc cán bộ phòng xuất nhập khẩu đợc uỷ quyền.

- Phơng thức ủy thác: Là phơng thức mà Công ty dùng danh nghĩa của mình để giao dịch với khách hàng nớc ngoài nhằm thỏa thuận với họ về các điều khoản: Số lợng, chất lợng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng... và tổ chức bán hộ hàng cho ngời ủy thác. Phơng thức thu mua này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Phơng thức đầu t, liên doanh liên kết hàng xuất khẩu. Theo phơng thức này, Công ty sẽ bỏ vốn ra đầu t vào các đơn vị sản xuất chế biến hàng xuất khẩu theo các hợp đồng ngắn hạn, trong đó Công ty chịu trách nhiệm tiêu thụ các sản phẩm đợc sản xuất ra. Thông thờng Công ty chỉ ứng vốn trớc cho các cơ sở chứ không tham gia trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất. Hình thức này đợc áp dụng khi Công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu với nớc ngoài mà nguồn hàng trong nớc cha có sẵn.

Công tác thu mua tạo nguồn hàng của Công ty đợc thực hiện theo quy trình sau:

- Xác định nhu cầu: Căn cứ vào các đơn đặt hàng của nớc ngoài và các hợp đồng đã ký kết.

- Xây dựng đơn hàng: Dựa trên các điều kiện: Số lợng, chất lợng, giá cả... biến đơn hàng nớc ngoài thành đơn hàng của mình.

- Lựa chọn khu vực thị trờng: Căn cứ vào tính chất và yêu cầu hàng hóa xuất khẩu theo từng hợp đồng. Thông thờng, thị trờng khai thác hàng của Công ty là các tỉnh phía Nam vì nơi đây tập trung các mặt hàng nông, lâm, thủy sản là những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Công ty.

- Tìm kiếm và lựa chọn ngời cung cấp: Căn cứ vào khu vực thị trờng đã lựa chọn, Công ty tiến hành tìm kiếm ngời cung cấp. Bớc đầu là tập hợp các nhà cung cấp có thể có, sau đó tiến hành phân loại các nhà cung cấp theo các chỉ tiêu u tiên và dùng phơng pháp loại trừ dần để chọn nhà cung cấp có khả năng đáp ứng đợc yêu cầu của đơn hàng.

- Tiếp cận và đàm phán với nhà cung cấp: Trên cơ sở đã xác định đợc nhà cung cấp, Công ty tiếp cận đàm phán về các điều kiện của đơn hàng, ký kết hợp đồng thu mua nếu đạt đợc các thoả thuận với nhà cung cấp.

- Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán. Trong khâu này, vận chuyển là khâu quan trọng nhất. Công ty sử dụng các hình thức tiếp nhận, vận chuyển sau:

+ Giao hàng tại cảng xuất khẩu. + Giao hàng tại kho của Công ty

+ Giao hàng lên phơng tiện vận chuyển của Công ty tại kho ngời bán.

Tuỳ theo từng trờng hợp cụ thể mà Công ty lựa chọn các điều kiện cơ sở giao hàng phù hợp.

Bảng XIII: Mô hình tổ chức công tác thu mua tạo nguồn hàng.

b) Nghiệp vụ giao hàng xuất khẩu. Nghiệp vụ này bao gồm các khâu sau:

- Chuẩn bị hàng: Sau khi Công ty đã đa hàng về kho thì tiến hành các khâu chuẩn bị nh đóng gói hàng hóa, kẽ ký mã hiệu, để hoàn thiện hàng theo đơn hàng của nớc nhập khẩu.

- Thuê tàu và ký kết hợp đồng vận chuyển. Thông thờng, Công ty sử dụng điều kiện giao hàng theo điều kiện FOB với nớc ngoài, do vậy ở khâu này, Công ty chỉ việc ký hợp đồng vận chuyển với các tổ chức vận tải, thuê các tổ chức này đa phơng tiện đến tận kho hàng của Công ty để chuyển hàng hóa ra cảng xuất khẩu, sau đó tiến hành bốc dỡ hàng xuống cảng để Hải quan kiểm định hàng hóa.

Tổ chức thực hiện hợp đồng Tiếp cận, đàm phán ký kết hợp đồng Lựa chọn thị trờng Xây dựng đơn hàng Thanh lý hợp đồng Xác định nhu cầu Tìm kiếm nhà cung cấp Lựa chọn nhà cung cấp Bảo quản Thanh Toán Vận chuyển hàng hoá Tiếp nhận hàng hoá Kiểm tra hàng hoá

- Hoàn thiện thủ tục giấy tờ. Khi làm thủ tục giấy phép xuất khẩu Công ty thờng phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

+ Hợp đồng thơng mại (bản chính và bản sao) + Bản dịch hợp đồng

+ Hạn ngạch, quota nếu xuất khẩu hàng hạn ngạch. + Giấy chứng nhận xuất xứ.

+ Giấy kiểm dịch vệ sinh hàng hóa + Các giấy tờ hải quan

- Tổ chức khai báo và giám định hải quan. Khâu này Công ty có trách nhiệm xuất trình đầy đủ giấy tờ, mở hàng hóa để Hải quan kiểm tra.

- Giao hàng lên tàu và lập vận đơn. Thông thờng Công ty ủy thác toàn phần cho hãng vận tải. Sau khi giao hàng lên tàu thì đại diện của Công ty và cơ quan bảo hiểm xác nhận hàng vào biên bản để Công ty tiến hành mua bảo hiểm. Cũng trong khâu này, đại diện Công ty phải lấy xác nhận thuyền phó và sau đó đổi lấy vận đơn thuyền trởng.

c- Nghiệp vụ thanh toán bao gồm các khâu vay vốn thanh toán nguồn hàng và nhận tiền thanh toán của bên nhập khẩu.

Đối với thanh toán đầu vào, các phòng hoặc đơn vị thực hiện nhiệm vụ trực tiếp thì đợc Công ty ủy quyền giao vốn để thanh toán. Sau khi nhận đợc tiền hàng bên nhập khẩu thanh toán, đơn vị sẽ giao lại cho Công ty toàn bộ doanh thu và các chi phí hợp lý. Hình thức thanh toán nguồn hàng chủ yếu bằng tiền mặt. Nguồn vốn để thanh toán đầu và của Công ty một phần là vốn tự có, nhng do điều kiện còn rất thiếu vốn nên Công ty thờng chủ động vay ngắn hạn ngân hàng.

Việc thanh toán của đơn vị nhập khẩu là khâu ấn định kết quả cuối cùng cả quá trình nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa. Số tiền thanh toán căn cứ vào trị giá hàng hóa và thời hạn thanh toán đã đợc quy định trong hợp đồng. Phơng thức thanh toán trong xuất khẩu của Công ty có rất nhiều, chẳng hạn, thanh toán bằng th tín dụng (L/C) , thanh toán bằng phơng thức nhờ thu, thanh toán hàng đổi hàng, thanh toán trao tay tiền mặt. Ngoại trừ phơng pháp mở L/.C còn các phơng pháp khác rủi ro là khá lớn, vì vậy, Công ty chủ trơng tạo điều kiện để bên đối tác mở L/C.

d) Nghiệp vụ xử lý thông tin thị trờng hàng xuất khẩu

Trên cơ sở thông tin thu thập đợc qua niên giám thống kê Việt Nam, qua các bản tin nhanh về thị trờng, giá cả, tạp chí thơng mại, qua các cơ quan nhà nớc có liên quan, qua tiếp xúc trực tiếp với các bạn hàng trong và ngoài nớc... cán bộ phòng xuất khẩu xác định từng thị trờng phù hợp với những mặt hàng nào, số l- ợng, chất lợng, giá cả có thể đáp ứng. Phơng pháp nghiên cứu đợc áp dụng chủ yếu là thống kê kinh nghiệm.

Trong những năm qua, tình hình thị trờng thế giới có nhiều biến đổi thất th- ờng, đặc biệt là thị trờng hàng nông sản. Trong khi đó, hệ thống cung cấp thông tin của nớc ta còn rất kém, cha theo kịp với xu hớng phát triển của thế giới. Do đó, công tác thu thập và xử lý thông tin của Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ kinh doanh của Công ty cha đợc trang bị những kiến thức cần thiết về nghiên cứu thị trờng, cha có các phơng án nghiên cứu mang tính hệ thống. Vì vậy, có nhiều trờng hợp Công ty đã gặp những lúng túng về việc định hớng các thị trờng trọng điểm để tiến hành giao dịch xuất khẩu. Còn nữa, do yếu kém về dự đoán xu hớng của cung cầu và giá cả trong tơng lai nên Công ty cha xác định đợc các chiến lợc xuất khẩu hợp lý. Nhiều khi giá cả cha lên cao thì tiến hành bán ồ ạt hàng hóa, khi giá cả đã lên cao rồi thì không còn hàng để bán. Hoặc có tình trạng chọn sai đối tợng buôn bán, họ không có đủ khả năng tài chính để thanh toán tiền hàng hoặc chây ỳ thực hiện hợp đồng gây ảnh hởng đến hoạt động xuất khẩu và nhiều khi còn dẫn đến thất thu, thua lỗ. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu ở nớc ta.

Có thể nói, nghiệp vụ xử lý thông tin là cực kỳ quan trọng, nhất là đối với mặt hàng xuất khẩu của Công ty đa dạng, và phong phú về chủng loại, chất lợng, giá cả. Công ty phải rất linh hoạt và tính toán kịp thời mới có khả năng đáp ứng đợc nhu cầu thị trờng, đảm bảo làm ăn lâu dài, tránh đợc lối hoạt động kinh tế theo kiểu "phi vụ" hiện vẫn còn phổ biến ở các doanh nghiệp thơng mại của nớc ta.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở công ty SIMEX (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w