Trường hợp nén ép trong khuôn hở có đáy di động

Một phần của tài liệu Đề Cương Thiết Bị Bảo Quản Và Chế Biến Nông Sản (Trang 39 - 40)

Đáy di động của khuôn hở được tạo ra do chính viên hay bánh đã được ép trước còn ở trong khuôn. Đây là cách nén ép nhiều lần, tạo một viên từ nhiều mẻ cấp liệu, đồng thời đùn đẩy dần viên đã ép ra ngoài khuôn (hình 6.9).

Khuôn 1 có chiều dài L, trong đoạn L - H chứa khối viên ép 2 gồm một số phần nguyên liệu 3 được ép lần lượt theo mỗi chu kỳ. Như vậy buồng ép gồm hai đoạn: đoạn H nén ban đầu khối nguyên liệu 4 (gọi là đoạn ép) và đoạn L - H đùn các phần đã được ép đồng thời tiếp tục nén theo cách nhiều lần để thành viên ( gọi là đoạn đùn). Đầu quả nén ép phần nguyên liệu 4 tới vị trí 1' - 1' thì đạt pmax cần thiết (để viên có khối lượng riêng đúng yêu cầu). Quả nén đi hết đoạn H tới vị trí 2' - 2' sẽ gây ra tác động đẩy khối ép, đùn dần ra ngoài. Sau đó quả nén lùi trở lại để thực hiện chu kỳ tiếp. Do tính chất dãn nở đàn hồi mặt 2' - 2' của khối ép sẽ dãn trở lại vị trí 3' - 3' một đoạn ∆h (áp suất nén diễn biến theo diện tích OAA'C').

Quả nén lùi tiếp, rời mặt khối ép, để tiếp tục nén phần nguyên liệu 4 mới cấp. ở đoạn đùn L - H sẽ tốn năng lượng thêm cho việc thắng ma sát ngoài của khối nguyên liệu với thành khuôn và cho việc nén lại phần dãn nở đàn hồi của khối ép đó. Diện tích AA'C'C biểu thị năng lượng đùn phần mới được ép từ vị trí 1'-1' đến 2'-2'.

Đoạn đồ thị AA' thể hiện giảm áp suất nén dọc trục. Khi đó, phần khối ép trước sẽ nhận áp suất dọc trục A'C' do phần đang được ép tác động. Tuy nhiên cũng không cần tốn thêm năng lượng để đùn các phần khối đã được ép trước đó, vì đồng thời lại đùn cả khối ép cùng với phần đang được tạo thành .

Vì vậy, ở các chu kỳ ép tiếp theo, mỗi phần trong khối ép chỉ chịu áp suất xung dọc trục px thể hiện bằng các đoạn O1A1C1, O2A2C2,...,OnAnCn. Các đỉnh A1, A2,....,An đều giảm dần theo đường cong AAn thể hiện tương tự phương trình áp suất.

Hình 6.9. Sơ đồ nén ép trong khuôn hở có đáy di động và các đồ thị áp suất nén

Cần chú ý rằng sau mỗi lần quả nén lùi rời khối ép, áp suất dọc trục không giảm tới 0 mà chỉ tới một trị số tối thiểu pmin, vì trong nó còn các áp suất dư : áp suất dư trục pdt và áp suất dư cạnh pdc. Dưới biến dạng đàn hồi dọc trục, khối ép có xu hướng dãn dài ở hai đầu (như lò xo nén và được giữ ở giữa). Nhưng nhờ áp suất dư cạnh pdc gây ma sát chống lại hiện tượng dãn đó. Khi đùn khỏi khuôn, khối ép có thể dãn dài tới vài % tuỳ theo diễn biến của quá trình "nới" trong khuôn.

Như vậy điều kiện để viên tạo ra bảo đảm khối lượng riêng ρ cần thiết là :

Ft ≥ pmax.S S - tiết diện cắt ngang của khuôn, m2.

L1 ≥ p S ft p Cd

max.

. .ξ

Khi khối ép được đùn trong khuôn, phải tính đến tính chất "nới"; nếu không, khi khối ép ra khỏi khuôn sẽ nở và không đủ bền. Với năng suất máy đã xác định, gọi vận tốc trung bình đẩy khối ép trong khuôn là Vtb và thời gian "nới" là tn thì chiều dài đoạn đùn của khuôn sẽ bằng Ln= Vtbtn. Khi thiết kế phải lấy L1 ≥ Ln .

Một phần của tài liệu Đề Cương Thiết Bị Bảo Quản Và Chế Biến Nông Sản (Trang 39 - 40)