TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu ngữ văn 6 HKII (Trang 85 - 87)

C V( cụm động từ) 2/ âu miêu tả và câu tồn tại :

TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

GV giúp HS hệ thống hóa lại toàn bộ phần kiến thức về Tiếng Việt đã được học trong chương trình ngữ văn.

II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :

1. Ổn định lớp .

2. Kiểm tra bài cũ :

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới :

- GV hướng dẫn HS ôn tập các phần theo trình tự trong SGK.

CẤU TẠO TỪ: Đơn vị cấu tạo từ Tiếng Việt là tiếng. a. Từ đơn : từ chỉ gồm một tiếng.

b. Từ phức : từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.

 Từ ghép.

 Từ láy.

NGHĨA CỦA TỪ: Là nội dung mà từ biểu hiện. a. Từ thuần Việt : là những từ do tổ tiên và nhân dân ta sáng tạo ra.

b. Từ mượn : là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng đặc điểm... mà Tiếng Việt chưa có từ biểu thị.

Có hai loại từ mượn:

 Từ mượn tiếng Hán (từ Hán Việt).

 Từ mượn các ngôn ngữ khác (Anh, Pháp...)

TỪ LOẠI VÀ CỤM TỪ:

Danh từ và cụm danh từ:

Mô hình cụm danh từ:

Định ngữ đứng trước Danh từ Định ngữ đứng sau

Động từ và cụm danh từ: Mô hình cụm động từ Bổ ngữ đứng trước Động từ Bổ ngữ đứng sau  Tính từ và cụm tính từ: Mô hình cụm tính từ: Bổ ngữ đứng trước Tính từ Bổ ngữ đứng sau

CÂU ĐƠN TRẦN THUẬT:

a. Câu luận : là loại câu trần thuật có chủ ngữ nối với vị ngữ bằng từ “là”. b. Câu kể: là loại câu trần thuật có vị ngữ là động từ.

c. Câu tả: là loại câu trần thuật có tính từ làm vị ngữ.

CÁC PHÉP TU TỪ:

a. So sánh : SGK trang 38 b. Ẩn dụ : SGK trang 65 c. Nhân hóa : SGK trang 79 d. Hoán dụ : SGK trang 94

4. Luyện tập: Bài tập 1 đến 6 trang 86, 87 (Bài tập Ngữ văn 6).

5. Dặn dò :

- Học ôn lại bài. - Chuẩn bị bài 31.

Một phần của tài liệu ngữ văn 6 HKII (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w