II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Tiết 9 2: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- HS nắm được cách viết một bài văn, đoạn văn tả người theo một thứ tự nhất định.
- HS nắm được ba phần cần có (kết cấu) có trong một bài văn tả người cùng với phần nội dung sẽ có trong từng phần.
II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
1. Ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới :
Giới thiệu bài :
Ở những tiết trước, các em đã làm quen với văn miêu tả đó là phương pháp tả cảnh. Tiết học hôm nay các em tiếp tục học văn miêu tả : đó là tả người. Vậy phương pháp tả người chúng ta phải quan sát, lựa chọn những chi tiết nào nổi bậtvà sắp xếp theo một trình tự hợp lý như thế nào ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu .
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG PHẦN GHI BẢNG
- GV mời HS đọc đoạn 1/57.
[?] Đoạn văn trên miêu tả về nhân vật nào? [?] Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả hình ảnh nhân vật dượng Hương Thư?
[?] Em có nhận xét gì về hình ảnh nhân vật được miêu tả này?
- Làm tương tự với đoạn 2/57
[?] Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc họa chân dung nhân vật, đoạn nào tả con người với công việc?
[?] Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi loại có khác nhau không?
[?] Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả trong đoạn văn 2?
- GV mời HS đọc đoạn 3/57.
[?] Thử chỉ ra ba phần chính có trong đoạn văn? Nêu nội dung chính của mỗi phần? [?] Nếu phải đặt tên cho bài văn này, em sẽ đặt là gì? Vì sao?
- GV hướng dẫn HS rút ra phần ghi nhớ.
I. Tìm hiểu bài :
• Đoạn 1 : Hình ảnh dượng Hương Thư - ... như một pho tượng đồng đúc. - ... các bắp thịt cuồn cuộn.
- ... hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ.
⇒ mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng.
• Đoạn 2 : Hình ảnh Cai Tứ - ... thấp và gầy tuổi độ 45, 50. - ... mặt vuông nhưng hai má hóp lại. - ... cặp lông mày lổm chổm trên gò
xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng. - ... mũi gồ sống mương.
- ... bộ ria mép ... cố giấu giếm, đậy điện mồm toe toét tối om như...
- ... đỏm mang mấy chiếc răng vàng bợm của.
⇒ xương xẩu, xấu xí, gian tham.
• Đoạn 3 : Ông Cả Ngũ
a. Mở bài : giới thiệu nhân vật Cả Ngũ. b. Thân hành : miêu tả nhân vật Cả Ngũ (cử
chỉ, hành động).
c. Kết bài : cảm nghĩ về nhân vật Cả Ngũ. II. Ghi nhớ :
4. Luyện tập :
Bài 1/59: GV cho HS các tổ thảo luận để đi đến thống nhất yêu cầu của bài tập Bài 2/59: HS vận dụng kiến thức đã học về phép so sánh để làm bài tập. Bài 3 + 4/59: HS làm: GV sửa chữa và nhận xét.
5. Dặn dò :
- Học bài.
- Soạn bài mới: Luyện nói ƒĐDDH :
TUẦN 24Tiết 93-94 Tiết 93-94