Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hà nội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại Thành phố Hà nội từ năm 2003 đến 2005 (Trang 29 - 31)

nội

1.1. Điều kiện tự nhiên

Thủ đô Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, đất đai hình thành chủ yếu từ phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, Đây là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa, khoa học, kinh tế, là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu của cả nớc. Hà Nội có địa giới giáp với 6 tỉnh:

+ Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên

+ Phía Đông Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh + Phía Đông Nam giáp với tỉnh Hng Yên

+ Phía Tây Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc + Phía Tây Nam giáp với tỉnh Hà Tây *. Vị trí địa lý

+ Từ 20°53’ đến 21°23’ vĩ độ bắc

+ Từ 105°44’ đến 106°02’ kinh độ đông

1.1.1. Đặc điểm về đất đai và dân c

Tính đến năm 2005 Thành phố Hà Nội có 9 quận nội thành với 127 phờng, có diện tích 84,3 km2 (chiếm 9% diện tích toàn Thành phố) và 5 huyện với 99 xã và 6 thị trấn với diện tích là 836,67 km2. Theo số liệu tổng kiểm kê đất năm 2005: Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 920,97km2 (92.097 ha), trong đó đất đất nông nghiệp chiếm tới 47,4%, đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất chuyên dùng chiếm 22,3%, đất nhà ở chiếm 12,7%, đất cha sử dụng chiếm 9%.

Hà Nội có địa hình tơng đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 5-20 m, vùng đồi núi không cao lắm, tập trung ở phía Tây Bắc huyện Sóc Sơn (thuộc phía nam dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20 - 400 m), chiếm khoảng 10% diện tích tự

nhiên của Thành phố, còn lại phần lớn diện tích ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng chiếm khoảng 90% diện tích đất tự nhiên, đất đai màu mở, nền đất khá bền vững do phù sa sông Hồng bồi tụ từ lâu đời. Tuy nhiên, cũng có những nơi có địa hình thấp, tập trung ở 2 huyện Gia Lâm và Thanh Trì.

Dân số của Thành phố Hà Nội năm 2000 là 2.756.300 ngời, đến năm 2005 là 3.082.800 ngời, tăng 326 nghìn ngời. Dân c Thành phố Hà Nội phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành, các thị trấn và các khu đô thị mới.

1.1.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn

Hà Nội nằm ở Trung tâm đồng bằng Bắc bộ, thuộc khu vực chịu ảnh hởng khí hậu nhiệt đới, gió mùa.

+ Nhiệt độ trung bình :24°C

+ Nhiệt độ cao nhất :42,8°C (tháng 1/1955) + Nhiệt độ thấp nhất :2,7°C (tháng 5/1926)

Độ ẩm trung bình: 80 - 82%, lợng ma trung bình 1.600mm/năm.

Trên phạm vi lãnh thổ, mạng lới thủy hệ khá phong phú, hệ thống sông chảy qua Hà Nội gồm: sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Cầu, và nhiều sông nhỏ khác. Hệ thống hồ, đầm lớn nh: hồ Tây, hồ Bảy mẫu, hồ Linh Đàm, hồ Yên Sở... cùng với hệ thống sông ngòi hình thành hệ thống thủy lợi của Hà Nội, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong giao thông, sản xuất, thoát nớc, cảnh quan, du lịch, điều hòa tiểu khí hậu trong vùng.

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Trong 5 năm 2001 - 2005 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân 11,07%/năm, cơ cấu kinh tế của thủ đô đã có chuyển biến tích cực, theo hớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong những năm qua thực hiện Nghị quyết 15/NQ - TW ngày 15/12/2000 về “Phơng hớng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010” và Pháp lệnh Thủ đô. Hà Nội đã có những bớc phát triển vợt bậc trên các lĩnh vực th- ơng mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp,... Các khu đô thị và hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn Thành phố không ngừng đợc mở rộng và xây dựng; trong 5 năm

tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 108.8300 tỷ đồng, năm 2005 vốn đầu t xã hội đạt khoảng 31.500 tỷ đồng, vốn đầu t xây dựng cơ bản từ ngân sách Thành phố tăng nhanh, trung bình đạt 25%/năm.

Trong giai đoạn 2006 - 2010 gắn với kỷ niệm 1000 ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố là tiếp tục đẩy mạnh đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, phấn đấu xây dựng thủ đô Hà Nội thoát khỏi mức thủ đô nghèo và trở thành trung tâm ngày càng có uy tín trong khu vực.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại Thành phố Hà nội từ năm 2003 đến 2005 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w