Các yếu tố bên ngoài khách sạn

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh – nghiên cứu tình huống tại khách sạn Guoman Hà nội (Trang 49 - 54)

2.1.4.2.1. Yếu tố kinh tế

Tổng sản phẩm Quốc dân

Nền kinh tế Việt Nam trong năm mấy năm gần đây tăng trưởng liên tục, năm sau cao hơn năm trước: năm 2001 tăng 6.89%; năm 2002 tăng 7.08%; năm 2003 tăng 7.34%; năm 2004 tăng 7.69%; năm 2005 tăng 8.7%; và hiện nay GDP của Việt Nam là 53 tỷ đồng. Thu nhập bình quân trên đầu người trong một năm là 555 USD, tính theo tỷ giá sức mua tương đương đạt

2,659USD (số liệu trích từ

www.vietnamnet.vn/kinhte/chinhsach/2006/03/546391). Như vậy, người dân sẽ chi cho hoạt động du lịch nhiều hơn, đây là cơ hội cho ngành kinh doanh khách sạn phát triển, trong đó có khách sạn Guoman Hà Nội.

Tỉ giá hối đoái

Hiện TGHD của đồng ngoại tệ so với đồng VND trong mấy năm nay không biến động lớn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Guoman trong việc thanh toán tiền cho khách, không gây thất thoát trong doanh thu.

Hiện Việt Nam đang thực hiện chính sách thuế: Thuế VAT đầu vào và ra của sản phẩm: 10%*Giá bán; Thuế Tiêu thụ đặc biệt: khoảng 30%*Giá bán; Thuế thu nhập Doanh nghiệp: 28%-30%*Lợi nhuận,…

Do mức thuế cao, dẫn đến mức chi phí cho các khoản về thuế cao, không chỉ riêng Guoman mà các khách sạn khác sẽ bị giảm mức doanh thu, có nghĩa khoảng chi phí chi trả cho các khoản bảo dưỡng trang thiết bị cho khách sạn sẽ bị giảm. Điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của khách sạn về sản phẩm khách sạn, khi đó vấn đề thu hút khách sẽ trở nên khó khăn. Có lẽ nhà nước Việt nam nên nghiên cứu kỹ vấn đền này để đưa ra chính sách luật hợp lý hơn, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp phát triển.

Tính trạng lạm phát của nền kinh tế.

Hiện tình trạng lạm phát ở Việt Nam ở mức ổn định từ 5%-7.5%. Tuy nhiên giá cả hàng hoá ở Việt Nam lại có chiều hướng gia tăng, nhất là mức giá điện, giá nước đang là nguy cơ làm tăng chi phí cho các Doanh nghiệp, đặc biệt là ngành kinh doanh khách sạn. Guoman đang phải chịu mực giá điện khá cao, điều này dẫn đến tăng chi phí đầu vào, trong khi giá bán phòng lại không thể tăng vì nếu tăng sẽ không thu hút được khách. Đây là vấn đề đáng lo ngại không chỉ riêng với Guoman mà còn của các khách sạn khác. Để cải thiện tình hình này, Guoman nên tập trung mọi nguồn lực nhằm thu hút khách bằng cách tạo mối quan hệ lâu dài với khách, tạo uy tín với khách bằng sự nhiệt tình của nhân viên và cung cấp cho khách chất lượng dịch vụ tốt nhất, đảm bảo giữ vững khả năng cạnh tranh .

2.1.4.2.2. Yếu tố Chính trị Luật pháp

Hiện nay, chế độ chính trị nước ta tương đối ổn định, quan điểm và đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ngày càng thông thoáng và tăng cường hợp tác mở rộng quan hệ hữu nghị như tham gia vào các tổ chức thương mại WTO (có thể gia nhập vào cuối 2006), AFTA, ASEAN,...,các tổ chức du lịch trên thế giới như: WTO, PATA,…Đặc biệt hệ thống pháp luật, nghị định,…

xã hội như: luật đầu tư nước ngoài, xoá bỏ hàng rào thuế quan,... Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng, trong đó có khách sạn Guoman Hà Nội trong việc tìm kiếm vốn đầu tư và thị trường.

2.1.4.2.3. Yếu tố văn hoá, phong tục tập quán

Hà Nội- vùng đất ngàn năm văn hiến- nơi lưu trữ nhiều di tích văn hoá(500 di tích) mang những bản sắc, phong tục tập quán của nhiều dân tộc Việt Nam, do đó đây là nơi thuận lợi cho việc kinh doanh du lịch và khách sạn. Tuy nhiên, để đạt được thành công, Guoman cần phải tìm hiểu đặc điểm văn hoá của chính người dân trên địa bàn kinh doanh của mình cùng với những phong tục tập quán của thịi trường khách mục tiêu để có thể cugn dịch vụ tốt nhất cho khách mag không làm ảnh hưởng bản sắc của dân tộc mình.

2.1.4.2.4. Môi trường cạnh tranh trực tiếp của khách sạn.

Khách tiêu dùng dịch vụ khách sạn

Nhờ vào vị trí thuận lợi và uy tín của tập đoàn Guoman International, khách sạn Guoman Hà nội đã lựa chọn thị trường khách mục tiêu của mình là khách du lịch nước ngoài, các thương gia trong và ngoài nước, khách công vụ quốc tế đến tham quan, làm việc tại trụ sở các hiệp hội hay các đại sứ quán. Thực tế cho thấy khách hàng của khách sạn thường là khách du lịch, khách doanh nhân trong và ngoài nước, gần đây khách sạn đã và đang tiếp nhận rất nhiều đợt khách nước ngoài (đặc biệt là khách Châu Âu đi du lịch theo đoàn (tour) qua công ty du lịch trong và ngoài nước, hay do hãng hàng không giới thiệu, ...

Bảng 9: Bảng thống kê tình hình khách của Guoman năm 1999&2005

Quốc tịch Năm 1999 Năm 2005 Số khách (người) Tỷ trọng (%) Số khách (người) Tỷ trọng (%) Đức 85 1 640 2.47

Pháp 3,700 44 13,062 50.52 Nhật 2,523 30 9,045 34.98 Úc 589 7 1160 4.49 Việt Nam 252 3 498 1.93 Nước khác 1.262 15 1452 5.61 Tổng số 8,411 100 25,857 100

Nguồn từ Ngọc Linh-Booking&sales of Food&Beverage in GUOMAN

Như vậy thị trường của khách sạn cho đến nay tập trung chủ yếu là khách Pháp (chiếm tỷ trọng 50,52%) và khách Nhật (chiếm tỷ trọng 34,98%)

Nếu phân loại khách theo động cơ đi du lịch, thì cơ cấu của khách sạn:

Bảng 10: Cơ cấu khách lưu trú tại Guoman theo động cơ đi du lịch

Động cơ đi du lịch Số lượng Năm 2005 Năm 1999 (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Công vụ 21,046 81.4% 6.981 85% Du lịch thuần tuý Cá nhân 1710 6.6% 505 5% Đoàn 3,101 12% 925 10% Tổng số 25,857 100% 8.411 100%

Nguồn từ Ngọc Linh-Booking&sales of Food&Beverage in GUOMAN

Thị trường khách thực tế của khách sạn đúng như dự kiến. Lượng khách đến khách sạn đã tăng đáng kể, Năm 1999 số lượng khách là 8,411 người, năm 2005 là 25,857 người, tức tăng 17,446 khách. Điều này chứng tỏ, khách sạn đã tận dụng được lợi thế thuận lợi của mình và khắc phục được những khó khăn, thách thức từ các đối thủ cạnh tranh và các mối nguy hiểm trên thị trường để thu hút một lượng khách lớn như vậy.

Đối thủ cạnh tranh với khách sạn Guoman ở Hà nội

Các khách sạn lớn, mới được thành lập hoặc thành lập từ rất sớm có chất lượng cao ở rất gần Guoman như Tower, Melia, Sai Gon, Sofitel Metropole,

Daewo, Bao Son, Galaxy,…. Ngoài ra, không thể kể đến sự có mặt của các khách sạn quốc doanh hoạt động có hiệu quả cao như Phương Nam, Nam Phương... Các đối thủ này luôn gây sức ép cho khách sạn Guoman, đe doạ cướp mất thị phần của Guoman trên thị trường Hà Nội.

Nhà cung cấp

Do đặc điểm kinh doanh khách sạn, nhà cung cấp của khách sạn có 2 loại: • Nhà cung cấp lương thực thực phẩm và trang thiết bị: Lúc này Guoman đóng vai trò là người mua, trong nhiều trường hợp Guoman có thể ép nhà cung cấp bán sản phẩm với giá rẻ bởi Guoman có rất nhiều sự lực chọn nhà cung cấp cho mình. Tuy nhiên, trong các trường họp như đã nói ở mục 4 chương 1 thì các nhà cung cấp sẽ ép giá khách sạn, buộc khách sạn phải mua với mức giá cao. Để giải quyết vấn đề này, Guoman không nên tuỳ tiện ép giá họ nếu chưa cần thiết, mà nên tạo mối quan hệ lâu dài với họ để tránh tình trạng bị ép giá quá đáng.(Hiện Guoman đang có quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp sau: Citimart, fine food, công ty Đông á,…)

Nhà cung cấp khách: chủ yếu là: Công ty TNHH Vidotour, Công ty Hương Giang, Công ty DL Bà Rịa- Vũng Tàu, Sài gòn tourist,…Do các công ty có uy tín và quy mô nên lượng khách họ cung cấp sẽ lớn, đồng thời họ có nhiều sự lựa chọn về cơ sở lưu trú do đó họ thường xuyên ép giá buộc khách sạn phải hạ giá thì họ mới cung cấp khách cho khách sạn.

Sản phẩm thay thế

Do nằm trên đường Lý Thường Kiệt- phố rất phát triển các sản phẩm dịch vụ ở Hà Nội như nhà tắm hơi, xoa bóp, nhà hàng hiện đại hay mang kiểu dân tộc vừa sang trọng và có chất lượng (như nhà hàng dân tộc nằm ở 22 Phan Bội Châu, chách Guoman chỉ 50 m). Các sản phẩm này tạo nhiều áp lực đối với dịch vụ của khách sạn. Nếu khách sạn cung dịch vụ với giá đắt hơn bên ngoài thì khách sẽ tiêu dùng dịch vụ ở chỗ khác. Sự lựa chọn của khách càng nhiều thì khả năng bán được nhiều sản phẩm của khách sạn lại càng ít. Do đó khách sạn phải có chiến lược phù hợp để thu hút khách, phải làm khách tiêu

dùng dịch vụ của khách sạn, ví như chính sách bán giá chọn gói, hoặc chính sách khuyễn mãi: nếu tiêu dùng số lượng lớn dịch vụ khách sạn sẽ được hưởng chế độ ưu đãi như giảm giá bán, tặng một số sản phẩm khác của khách sạn,…

2.1.4.2.5. Tài nguyên du lịch trong vùng

Nằm ở trung tâm kinh tế của thành phố, gần các điểm du lịch nổi tiếng như: Hồ Gươm, Hồ Tây, Lăng Chủ Tịch,…Guoman là địa điểm lý tưởng cho việc nghỉ ngơi và làm việc, do đó Guoman đã thu hút khá nhiều khách du lịch đồng thời có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nhờ vị thế nằm gần các điểm du lịch, gần các Doanh nghiệp lớn trong Hà Nội.

2.1.4.2.6. Chính sách du lịch và lưu trú của Đảng và Nhà Nước

Guoman hoạt động trong một môi trường chính trị an ninh xã hội an toàn, cộng với sự ưu ái mà Đảng và Nhà nước dành cho ngành du lịch nói chung đã tạo điều kiện thuận lơị cho khách sạn phát huy hơn nữa khả năng của mình. Ví như: Nhà nước ta đã miễn, giảm nhiều thủ tục làm thẻ visa cho nhiều nước, điều này vừa thu hút nhiều khách đến với Việt nam, vừa làm cho các doanh nghiệp, các khách sạn giảm thiểu thời gian và chi phí cho các tủ tục rườm rà đó. Ngoài ra, Đảng ta luôn mở các chương trình hành động quốc gia nhằm làm cho Việt Nam trở thành “ điểm đến của thiên niên kỷ mới”, sự kiện Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới sẽ thu hút được nhiều khách đến Việt Nam- và sẽ là cơ hội cho khách sạn GUOMAN.

2.1.4.3. Phân tích mô hình SWOT đưa ra chiến lược cạnh tranh cho khách sạn Guoman Hà Nội trong tình hình hiện naykhách sạn Guoman Hà Nội trong tình hình hiện nay khách sạn Guoman Hà Nội trong tình hình hiện nay

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh – nghiên cứu tình huống tại khách sạn Guoman Hà nội (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w