2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1986- dấu mốc của sự phát triển kinh tế Việt nam nói chung và ngành du lịch việt nam nói riêng. Đặc biệt là ngành du lịch đã được khẳng định là “con gà đẻ trứng vàng", nên ngày càng được sự quan tâm của nhà nước và các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, hàng loạt các khách sạn cũng được xây dựng để phù hợp với xu thế đó. Với mong muốn gia tăng sự phát triển của ngành du lịch và thu được nhiều lợi nhuận nên khách sạn Guoman Hà nội được thành lập và chính thức hoạt động từ 31/10/1997.
Khách sạn Guoman Hà nội trực thuộc công ty TNHH HLL-GUOCO Việt
Nam (HLL-GUOCO Investment Limitted Company). Đây là công ty liên
doanh giữa tập đoàn HONGLEONG Property của Malaysia (chuyên buôn bán về bất động sản, ngân hàng, Yamaha moto, đầu tư,...) trụ sở ở 17 Bond Street, Channel Island, Malaysia và Công ty Vật tư kỹ thuật Vận tải và xây dựng công trình thuộc Bộ giao thông vận tải(Tranco in Vietnam), trụ sở tại 83A Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Hợp đồng giữa hai bên được ký kết vào ngày 03/07/1993. Thời hạn hoạt động là 30 năm kể từ ngày được cấp phép (20/07/1993), giấy phép số 638/GP.
* Về quyền hạn: Khách sạn có nghĩa vụ nộp cho nhà nước Việt Nam, thuế lợi tức là 25% lợi nhuận và các loại thuế khác theo qui định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm. Sau khi thực hiện mọi nghĩa vụ tài chính với nhà
nước và trích lập các quỹ công ty, lợi nhuận còn lại của công ty được chia cho 2 bên theo tỷ lệ vốn góp ban đầu (Vốn của tập đoàn HONGLEONG Property Malaysia chiếm 75.1% còn Vietnam Tranco chiếm 24.9%)
- Từ năm thứ nhất đến năm thứ 22 : Bên Việt Nam : 24.9% Bên nước ngoài : 75.1% - Từ năm thứ 23 đến 26 : Bên Việt Nam : 40% Bên nước ngoài : 60% - Từ năm thứ 27 đến 30 : Bên Việt Nam : 49% Bên nước ngoài : 51%
- Sau 30 năm toàn bộ giá trị tài sản của công ty liên doanh được chia cho 2 bên theo tỷ lệ : Bên Việt Nam : 60%
Bên nước ngoài : 40%
Guoman được xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 18,000,000 USD. Khách sạn được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn 4 sao, nhưng chính thức được Tổng cục du lịch Việt Nam công nhận hạng là vào ngày 01/02/2000.
* Về chức năng và nhiệm vụ của khách sạn: Khách sạn hoạt động kinh doanh một mặt vì mục đích lợi nhuận, muốn mở rộng mạng lưới kinh doanh của công ty TNHH HLL-GUOCO Việt Nam , một mặt muốn củng cố uy tín
góp phần sức trong công cuộc đổi mới nền du lịch Việt nam
Với gần 3 năm kể từ năm bắt đầu hoạt động, khách sạn đã sớm thu hút được sự chú ý của khách hàng trong và ngoài nước bởi không những khách sạn nằm ở vị trí thuận tiện cho cả việc du lịch, thư giãn và làm việc mà còn nhờ vào uy tín của tập đoàn GUOMAN INTERNATIONAL đã được khách hàng tin cậy cả về độ an toàn và chất lượng phục vụ. Khách sạn đã tự khẳng định được mình đồng thời cũng tích luỹ được những kinh nghiệm quản lý đặc sắc. Tuy nhiên khách sạn Guoman Hà nội ra đời vào đúng những năm mà mức độ cạnh tranh trên thị trường diễn ra hết sức gay gắt do tình hình kinh doanh khách sạn du lịch gần đây ở Hà Nội nói riêng và khắp cả nước nói chung có nhiều giảm sút, đồng thời cùng với những biến động mạnh của nền kinh tế thị trường đòi hỏi khách sạn phải có đường lối chiến lược kinh doanh
hết sức đúng đắn thì mới có thể duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh có hiệu quả trên thương trường.
2.1.2. Tổ chức bộ máy của khách sạn GUOMAN
Nhìn vào sơ đồ ta thấy, mô hình bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình chức năng. Tổng giám đốc khách sạn- đại diện cho bên Malaixia, là người đứng đầu trong bộ máy quản lý của khách sạn và chịu trách nhiệm trước tập đoàn. Có 2 phó giám đốc, họ đại diện cho Việt Nam, khi thông qua việc gì phải được sự nhất trí của họ để bảo đảm công bằng giữa 2 bên.
Trong cơ cấu tổ chức lao động, khách sạn Guoman bố trí vị trí theo cấp bậc để tiện cho việc phân quyền, thống nhất quản lý và tính lương, tăng lương. Tổng giám đốc kiểm tra các bộ phận từ giám đốc bộ phận tới nhân viên, giám đốc bộ phận kiểm tra các trưởng nhóm, trưởng ca, nhân viên dưới quyền của mình, nhiệm vụ được quán triệt xuống dưới theo từng cấp. Cuối năm, khách sạn áp dụng chế độ tăng giảm về chức vị trong bộ phận đối với các cấp quản lý và nhân viên tuỳ theo mức độ hoàn thành công việc hay thành tích chuyên môn.
Có thể nói, cơ cấu tổ chức lao động của khách sạn Guoman Hà nội đã phát huy được các ưu điểm của mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng. Đó là tính ưu việt của chuyên môn hoá trong dây chuyền sản xuất sản phẩm dịch vụ, sử dụng có hiệu quả năng lực quản lý và tính sáng tạo của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình này cũng không tránh khỏi những nhược điểm mà đặc biệt ở đây là sự khó khăn trong việc phối hợp giữa các bộ phận, quan trọng nhất là sự phối hợp giữa bộ phận bếp và bộ phận bàn, bộ phận lễ tân và bộ phận buồng,… Nhất là trong tình hình hiện nay khách sạn đang thực hiện việc cắt giảm người, vì thế tình trạng thiếu nhân lực ở một số bộ phận đang là vấn đề bức thiết.
2 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong khách sạn Guoman.
Bộ phận gồm 2 người: Tổng Giám Đốc (TGĐ) là người Australia và 1 thư ký. TGĐ là người do tập đoàn HLL-Guoco tuyển chọn, đại diện đứng ra lãnh đạo và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động kinh doanh của khách sạn như:
+ Quản trị tài chính, nhân sự, chất lượng dịch vụ,… + Công tác Marketing; Tổ chức, kế hoạch, chiến lược kinh doanh. + Thiết lập mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước.,..
* Phó giám đốc(PGĐ): có 2 PGĐ, 2 người này đại diện cho phía Việt
Nam. Quyền hạn của họ chỉ dưới giám đốc của khách sạn.
* Bộ phận nhân sự (Human Resources Office).
Bộ phận gồm 2 người: Giám đốc bộ phận và thư ký của giám đốc bộ phận
Nhiệm vụ: Giám đốc bộ phận có chức năng quản lý, phân tích tình hình lao động để tuyển thêm người, trả lương, tính công cho nhân viên (thông qua số ngày lao động để cùng với phòng tài chính trả lương) nhằm bảo đảm chất lượng cũng như số lượng nhân viên sao cho khách sạn được hoạt động liên tục, nhịp nhàng. *Bộ phận tài chính (Finance Office).
Bộ phận gồm 15 người: nhân viên thu ngân ở lễ tân, nhà hàng; kế toán chi; kiểm toán đêm; kiểm toán thu nhập; thủ kho; kế toán nhận hàng; kế toán phụ trách vấn đề mua sắm vật tư và thực phẩm; và thư kí của kế toán trưởng.
Nhiệm vụ: quản lý vốn, tài chính, theo dõi hoạt dộng kinh doanh của khách sạn, quản lý hoá đơn,…một cách chi tiết, chặt chẽ, tránh không để ra sai sót trong chứng từ,…phải sáng tạo cách quản lý luồng tiền (vốn) ra, vào một cách phù hợp.
*Bộ phận kinh doanh(Business Development Office).
Bộ phận này bao gồm: 4 người, giám đốc bộ phận là người Việt Nam, có một thư ký cho giám đốc, nhân viên bán phòng, nhân viên marketing.
Nhiệm vụ: tìm hiểu, phân tích thị trường,…sau đó đưa ra những phương thức kinh doanh, quảng cáo phù hợp đem lại nguồn khách phong phú cho khách sạn.
Bộ phận có 20 người: giám đốc bộ phận này do chuyên gia người Malaixia; trợ lý; một nhân viên bán hàng và nhận đặt phòng tiệc; nhân viên phục vụ bàn, bar,..
Nhiệm vụ: Bộ phận này sẽ kết hợp với các bộ phận lễ tân, bếp, bộ phận bán hàng để tìm hiểu nhu cầu của khách về thức ăn và đồ uống nhằm đưa ra kế hoạch chiến lược thu hút khách và phục vụ khách một cách tốt nhất.
*Bộ phận bếp.
Bộ phận này chiếm nhiều nhân lực của khách sạn, gồm: bếp trưởng , số còn lại được chia thành nhiều nhóm với các chức năng khác nhau.
Nhiệm vụ : Bếp trưởng thường xuyên sáng tạo những món ăn đặc sắc để thu hút khách, đồng thời phải kèm cặp, đôn đốc nhân viên của mình làm việc, tránh những sai sót gây ảnh hưởng đến uy tín của khách sạn.
*Bộ phận lễ tân
Bộ phận gồm 21 người: 2 trợ lý giám đốc (1 trợ lý giặt là và tiền sảnh), 10 nhân viên lễ tân, 5 nhân viên hành lý và mở cửa, 4 nhân viên kinh doanh.
Nhiệm vụ: đăng kí đặt phòng, thanh toán cho khách, đồng thời thường xuyên kết nối với các bộ phận khác để kiểm tra tình trạng phòng, hồ sơ đặt phòng của khách, và giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ hay thông tin mà khách yêu cầu,…. Do đó, chất lượng phục vụ của đội ngũ lao động ở bộ phận này có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín cuả khách sạn. Có lẽ vì thế mà khách sạn không bao giờ chấp nhận cho nhân viên học việc hay thực tập ở bộ phận này.
*Bộ phận buồng.
Bộ phận gồm: 21 người
Nhiệm vụ: Vệ sinh phòng khách nhanh và đạt tiêu chuẩn trong một thời gian nhất định (thường một ngày mỗi nhân viên vệ sinh được 20 phòng, mỗi phòng thực hiện trung bình 40 phút); Kiểm tra đồ trong phòng khi khách trả phòng xem khách dùng những gì, hay bỏ quên gì để kịp thời thông báo cho bộ
• Bộ phận bảo dưỡng (Engineering).
Bộ phận gồm 5 người Việt Nam tốt nghiệp đại học kỹ thuật chuyên ngành máy móc, điện tử và một quản lý. Nhân viên bộ phận này có tay nghề cao để sửa chữa trang thiết bị trong khách sạn (nếu hỏng hóc) một cách nhanh chóng .*Bộ phận bảo vệ (Security).
Bộ phận gồm: 12 người, ngoài trưởng bộ phận và trợ lý tốt nghiệp lớp trung cấp an ninh, số nhân viên còn lại được tuyển theo yêu cầu của khách sạn nhờ sức khoẻ, võ thuật và trình độ ngoại ngữ với nhiệm vụ giám sát toàn bộ hoạt động của khách sạn và bảo vệ sự an toàn cho khách.
2.1.3. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn
Bảng1: Báo cáo hoạt động kinh doanh của các bộ phận trong GUOMAN
Đơn vị tính:USD ST T Mục Năm kết thúc ngày 30/6/2003 Năm kết thúc ngày 30/6/2004 Năm kết thúc ngày 30/6/2005
A Doanh thu thuần 1,652,207.7 1,972,078.4 2,572,394.8
1 Doanh thu lưu trú 1,087,478.3 1,341,756.3 1,772,212.7
Tỷ trọng (%) 65.82 68.04 68.89
2 Doanh thu ăn uống 405,106.6 439,914.6 597,435.1
Tỷ trọng (%) 24.52 22.31 23.23
3 Doanh thu dịch vụ điện thoại 46,800.8 48,630.5 31,232.2
Tỷ trọng (%) 2.83 2.46 1.21
4 Doanh thu từ kinh doanh khác 112,822.0 141,777.1 171,514.9
Tỷ trọng (%) 6.83 7.19 6.67
C VAT (C=10%*A) 165,220.8 197,207.8 257,239.5 D Tổng Doanh thu(D=A+B+C) 1,739,165 2,075,872 2,707,783
Số liệu lấy từ Trịnh Văn Mười-Accountant chef of GUOMAN hotel Nhận xét:Từ bảng trên ta thấy tổng doanh thu của khách sạn trong 3 năm tăng khá nhanh. Năm 2003 là 1,739,165 USD; năm 2004 là 2,075,872 USD tăng 336,706 USD (hay tăng 19.36 %) so với năm 2003; năm 2005 là 2,707,783 USD, tăng 631,912 USD (hay tăng 30.44%) so với năm 2004, tăng 968,618 USD (hay tăng 55.7%) so với năm 2003. Trong đó, doanh thu từ kinh doanh lưu trú chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong 3 năm kinh doanh lưu trú đều chiếm trên 65% tổng doanh thu; năm 2005 tăng 684,734.35 USD so với năm 2003, và tăng 430,456.40 USD so với năm 2004). Sau đó là kinh doanh ăn uống (chiếm tỷ trọng trên 22% Tổng doanh thu) cụ thể như: năm 2005 tăng 157,520.45 USD so với năm 2004, và 192,328.45 USD so với năm 2003,… Ngoài ra việc kinh doanh dịch vụ khác như điện thoại, dịch vụ bổ sung cũng mang lại doanh thu cho khách sạn.
Như vậy, trong 3 năm khách sạn đều làm ăn đạt hiệu quả kinh doanh, điều đó có nghĩa khách sạn đã biết tận dụng những ưu điểm cùng với những cơ hội mà môi trường kinh doanh mang lại, đồng thời việc đứng vững trên thị trường giành được vị thế trên thị trường khách sạn cũng chứng tỏ khả năng cạnh tranh của Guoman là rất lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mà Guoman đạt được, còn có rất nhiều khó khăn mà Guoman phải “đối mặt” như: nguy cơ tăng giá tiêu dùng, giá nguyên vật liệu, giá điện nước,.. song nguy cơ bất cập hơn đó là sự đánh thuế thu nhập doanh nghiệp quá cao dẫn tới việc làm giảm lợi nhuận của khách sạn, do đó sẽ làm giảm đi nguồn tài chính cho các hoạt động kinh doanh khách sạn như hoạt động bảo dưỡng trang thiết bị, hoạt động đào tạo phát triển nhân lực,…Để đối phó với vấn đề trên không chỉ riêng Guoman mà các Doanh nghiệp khác cũng khai báo
bằng biện pháp nâng cao chi phí, giảm doanh thu kinh doanh để chứng tỏ Doanh nghiệp của mình làm ăn không có lãi(Vì theo luật doanh nghiệp Việt Nam thì khi các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thì sẽ không phải nộp thuế thu nhập). Điều này thể hiện rõ ở Bảng 2 dưới đây.
Bảng2: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh chung của KS. GUOMAN
Mục Đơn vị tính Năm kết thúc ngày 30/6/2005 Năm kết thúc ngày 30/6/2004 Năm kết thúc ngày 30/6/2003 TỔNG DOANH THU USD 2,707,784 2,075,872 1,739,166
Giá vốn hàng bán USD (820,039) (620,584) (528,001)
LỢI NHUẬN GỘP USD 1,887,745 1,455,288 1,211,165
- Thu nhập từ kinh doanh khác USD 14,209 9,004 8,440
- Chi phí bán hàng USD (57,072) (42,022) (51,912)
-Các chi phí quản lý khách sạn USD (876,116) (775,281) (689,002)
-Chi phí cho hoạt động khác USD (1,557,446) (1,122,914) (1,081,065)
LỖ TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH USD (588,680) (475,925) (602,374)
Chi phí cho hoạt động tài chính USD (709,639) (711,702) (710,618)
LỖ TRƯỚC THUẾ USD (1,298,319) (1,187,627) (1,312,992)
Thuế thu nhập doanh nghiệp USD - - -
LỖ USD (1,298,319) (1,187,627) (1,312,992)
Số liệu lấy từ Trịnh Văn Mười-Accountant chef of GUOMAN hotel Nhận xét: Trong Bảng 2: Ngoài thu nhập từ hoạt động kinh doanh lưu trú, kinh doanh ăn uống, kinh doanh dịch vụ bổ sung thì khách sạn còn có thêm thu nhập từ tiền lãi do gửi tiết kiệm, tiền do bán vật liệu phế thải, nguyên vật liệu, thiết bị cũ,… ví như: năm 2003 được 8,440 USD, năm 2004 là 9,004 USD, năm 2005 là 14,209 USD. Hơn nữa chi phí cho các nguyên vật liệu và hàng bán cũng tăng nhanh: tổng chi phí năm Năm 2004 tăng 211,705 USD (6.9%) so với năm 2003; năm 2005 tăng 748,009 USD (22.8%) so với năm 2004, tăng31.35% so với năm 2003.
Nhìn vào tổng doanh thu và tổng chi phí ta thấy, tổng chi phí lớn hơn nhiều so với tổng doanh thu, có nghĩa là trong 3 năm liền khách sạn đã không có lời trong việc bán dịch vụ. Liệu có phải khách sạn luôn làm ăn thua lỗ? Điều này đối với một khách sạn liên doanh nước ngoài là rất đáng lo ngại. Bởi mục đích của họ là lợi nhuận cơ mà? Theo phân tích, em biết được rằng, trên thực tế khách sạn làm ăn rất có lãi, hàng năm thu lại lợi nhuận tương đối cao, nhưng do muốn tránh không phải nộp thuế thu nhập mà khách sạn đã khai báo giả. Nếu theo tình hình chung của các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay thì việc kê khai tài chính sai là phổ biến, do đó khi đứng về khía cạnh của một doanh nghiệp thi điều này là có lợi, còn nếu đứng về phía nhà nước ta thì điều này lại bất lợi vì hàng năm nhà nước ta đã thất thu hàng chục nghìn, có khi lên đến hàng triệu USD.
2.1.4. Phân tích SWOT đưa ra chiến lược cạnh tranh cho khách sạn Guoman
Khách sạn Guoman kể từ khi thành lập và bắt đầu hoạt động cho đến nay đã đạt được nhiều thành tích. Nhờ sự hăng say làm việc, sự đoàn kết một lòng của các nhân viên trong khách sạn, cùng với sự lãnh đạo tài tình của giám đốc khách sạn, họ cố gắng tận dụng mọi cơ hội, khắc phục khó khăn thách thức từ môi trường kinh doanh, họ đã làm cho Guoman trở thành