Đặc điểm và tính đa dạng của nghèo, đói ở huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang.

Một phần của tài liệu Thực trạng về đói, nghèo của huyện Hoàng Su Phì và những giải pháp cơ bản trong công cuộc xoá đói giảm nghèo hiện nay (Trang 35 - 36)

I. Thực trạng nghèo đói trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà giang.

3. Đặc điểm và tính đa dạng của nghèo, đói ở huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang.

tỉnh Hà Giang.

Đặc điểm nghèo: Sau gần 20 năm đổi mới, thu nhập và mức sống của đa

số người dân đã được cải thiện, do vậy đặc điểm nghèo đói cũng có sự thay đổi. Trước đây chủ yếu là nghèo về lương thực thực phẩm, thì đến nay cơ bản được giải quyết. Song nghèo về phi lương thực, thực phẩm (nhu cầu về nhà ở, chăm sóc sức khoẻ khi ốm đau, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội) ngày càng gay gắt, cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các thành quả của sự phát triển cũng có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, do sự phân hoá giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng.

Tuy vậy, ở huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang nghèo đói vẫn rất đa dạng thể hiện:

- Thiếu ăn hàng năm từ 1 đến 3 tháng, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao chiếm khoảng 7% số hộ nghèo theo chuẩn mới và chiếm khoảng

2% tổng số hộ toàn huyện. Mỗi năm ngân sách tỉnh phải trợ cấp cứu đói trên 1 ngàn hộ,

- Số hộ vẫn ở nhà tạm bợ là 482 hộ (55,8%), giá trị tài sản, đồ dùng lâu bền không có hoặc có nhưng giá trị rất thấp.

- Chưa có điện sinh hoạt 546 hộ (63,2%), phải dùng nguồn nước tự nhiên để ăn uống 863 hộ (100 %), thiếu đất sản xuất 513 hộ (59,4%).

- Thiếu điều kiện cơ bản để phát triển sản xuất, công cụ sản xuất thô sơ, thiếu vốn, chưa tiếp cận được thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Thiếu kiến thức sản suất 457 hộ (66,9 %), không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 683 hộ (100 %), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm sản 863 (100%).

Nghèo còn thể hiện ở việc con cái chỉ theo học ở bậc tiểu học, nếu có học tiếp bậc THCS thì tỷ lệ bỏ học cao, nhất là trẻ em dân tộc ở vùng những vung sâu vùng xa điều kiện đI lại khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu.

Nghèo gắn liền với tập quán lạc hậu, nhất là ma chay, cưới xin tốn kém. Một số hộ nghèo dân tộc thiểu số khi ma chay, cưới xin phải thịt, bán cả trâu, bò mua bằng nguồn vốn vay ưu đãi hoặc của các tổ chức cá nhân ủng hộ nên không có khả năng trả nợ.

Một phần của tài liệu Thực trạng về đói, nghèo của huyện Hoàng Su Phì và những giải pháp cơ bản trong công cuộc xoá đói giảm nghèo hiện nay (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w