Những nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang.

Một phần của tài liệu Thực trạng về đói, nghèo của huyện Hoàng Su Phì và những giải pháp cơ bản trong công cuộc xoá đói giảm nghèo hiện nay (Trang 32 - 34)

- Quyết nghị những vấn đề quan trọng của địa phương

3. Những nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang.

Hà Giang.

Hiện nay có một số nhân tố gây khó khăn.

Thứ nhất: Sự tăng trưởng kinh tế chậm sẽ dẫn đến hậu quả kinh tế trực

tiếp là mất việc làm và giảm thu nhập của nhiều người dân.

Thứ hai: Là điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như hạn hán, bão, lũ, lụt đã

làm giảm thu nhập và thu hoạch nông nghiệp.

Thứ ba: Là việc cắt giảm chi tiêu của Chính phủ đã làm ảnh hưởng khá

nhiều đến việc cung cấp các dịch vụ xã hội có liên quan, quan hệ mật thiết với người nghèo

Còn nhiều nhân tố khác: - Trình độ người dân

- Chính quyền và các tổ chức

3.1- Thất nghiệp gia tăng:

Thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều nhau, khi nền kinh tế suy giảm hoặc phát triển đối với tốc độ chậm lại thì tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng.

Ở khu vực nông thôn, tình trạng thiếu việc làm vẫn còn xảy ra khoảng 30% điều này rất dễ hiểu bởi vì khoảng 87% lực lượng lao động ở huyện Hoàng Su Phì là lao động nông nghiệp trong khi đó sản xuất nông nghiệp có

tính thời vụ cao, vào những lúc nông nhàn thì hầu như lao động không có việc làm ngoại trừ một số hộ có nghề phụ.

3.2- Thu nhập của người dân giảm:

Hiện nay có 4.924 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 45,30 % dân số, do đó ảnh hưởng tới thu nhập và việc làm nông thôn do suy thoái sẽ tác động mạnh tới nghèo khổ. Trong những năm gần đây, hai yếu tố cơ bản góp phần giảm đói nghèo nhanh ở huyện Hoàng Su Phì là huyện đã chỉ đạo triển khai các mô hình đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, đưa các loại cây trồng mới có năng xuất vào thử nghiệm đã đạt hiệu quả khá cao và việc đa dạng hoá các ngành nghề truyền thống cho người dân đã tạo được nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân.

Sự suy thoái kinh tế không chỉ ảnh hưởng tới thu nhập nông nghiệp của người dân mà còn ảnh hưởng tới cơ hội bổ sung thu nhập cho người dân từ các hoạt động phi nông nghiệp khác trong các ngành công nghiệp và dịch vụ khác.

Trong ngành công nghiệp và dịch vụ, do tốc độ tăng trưởng chậm, nên dẫn đến tiền lương của người lao động cũng giảm sút, khi tiền lương của họ giảm xuống khi đó việc chi tiêu của họ cho các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày có nguồn gốc từ nông nghiệp sẽ giảm xuống và nó làm cho giá sản phẩm nông nghiệp giảm xuống, điều này gây bất lợi cho người nông dân vốn là những người nghèo nhất trong xã hội. Chính điều đó làm cho quá trình xoá đói giảm nghèo trở lên khó khăn hơn.

3.3- Giảm sút chi tiêu xã hội:

Chi tiêu công cộng đối với các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục tỷ lệ thuận với tiềm lực kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế suy thoái thì việc chi tiêu cho các dịch vụ xã hội sẽ bị cắt giảm. Nếu như cắt giảm chi tiêu không được dự tính cẩn thận để nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực và đảm bảo bền vững trong giai đoạn sắp tới. Những cắt giảm như vậy có

thể làm tình hình xấu hơn nhiều. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên chi tiêu một cách kỹ lưỡng đã trở thành điều vô cùng quan trọng khi người nghèo đang bị tác động và các chi tiêu cho y tế và giáo dục đang bị đe doạ.

Một phần của tài liệu Thực trạng về đói, nghèo của huyện Hoàng Su Phì và những giải pháp cơ bản trong công cuộc xoá đói giảm nghèo hiện nay (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w