II. Đánh giá chung công tác kế toán nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ tại Công ty Công trình Viettel.
PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ NHẬP ( XUẤT ) NVL, CCDC
NHẬP ( XUẤT ) NVL, CCDC
STT Tên vật tư Phiếu nhập (xuất )
Số lượng Đơn giá Thành tiền Người nhận phiếu S. hiệu N. tháng
Ý kiến thứ năm : Về việc lập bảng luỹ kế nhập ( xuất ) NVL, CCDC :
Ta biết rằng, Bảng luỹ kế nhập ( xuất ) NVL, CCDC được mở cho từng kho, tuỳ thuộc vào thời gian do doanh nghiệp quy định, kế toán xuống kho thu thập chứng từ để kê số cột trong bảng luỹ kế nhập ( xuất ) NVL, CCDC. Căn cứ vào Phiếu giao nhận chứng từ, kế toán ghi tổng hợp mỗi loại vật tư trên một dòng của bảng luỹ kế nhập (xuất) NVL, CCDC. Số tồn kho cuối tháng trên bảng này chính là căn cứ để đối chiếu với Sổ số dư và đối chiếu với kế toán tổng hợp.
Hiện nay tại công ty Công trình Viettel có sử dụng bảng luỹ kế nhập (xuất ) NVL, CCDC. Nhưng các bảng này chỉ liệt kê lại các chứng từ nhập, xuất NVL, CCDC. Như vậy thì ưu điểm của phương pháp sổ số dư là giảm khối lượng ghi chép và bị trùng lặp đã không được phát huy.
Vì vậy, theo em công ty nên thiết kế lại Bảng luỹ kế nhập (xuất) NVL, CCDC theo mẫu sau :
BẢNG LUỸ KẾ NHẬP NVL, CCDC
Tháng năm SDĐK : xxx
Chứng từ Diễn giải Từ ngày 1đến 5 Từ ngày 6 đến 10 … Tổng cộng cột SH Ngày 1 2 3 4 5 6 7 Cộng SDCK : xxx
Ghi chú : Bảng luỹ kế xuất được lập tương tự theo mẫu trên nhưng không có chỉ tiêu số dư.
Ý kiến thứ sáu:Về việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ.
Có thể nói, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty rất nhiều chủng loại, giá cả thường xuyên biến động. Xong công ty lại không lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để chủ động trong các trường hợp giảm giá vật tư. Việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là thực sự có ý nghĩa đối với công ty, nhất là khi giá cả không ổn định, tỷ giá
hối đoái thất thường mà chủng loại vật tư mua vào nhiều do yêu cầu sử dụng sản xuất.
Nếu chuẩn mực kế toán quốc tế ( IAS ) đã xem việc lập dự phòng giảm giá là không thể thiếu được trong hàng tồn kho ( nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ) thì thông tư số 64 của Bộ Tài chính ngày 15/09/1997 lại càng khẳng định rõ vai trò của dự phòng.
Việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được lập theo các điều kiện : Việc trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ không được vượt qua số lợi nhuận thực tế phát sinh của công ty sau khi đã hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích từ năm trước, và có các bằng chứng về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thị trường thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán. Trước khi lập dự phòng, công ty phải lập hội đồng thẩm định mức độ giảm giá của vật liệu tồn kho. Hội đồng này do giám đóc công ty thành lập với các thành phần bắt buộc là giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng kế hoạch cung ứng.
* Phương pháp lập dự phòng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ : Số dự phòng được xác định như sau :
Mức dự phòng thực tế cần lập
Số lượng nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ
tồn kho mỗi loại
Mức chênh lệch giảm giá mỗi loại
* Phương pháp hạch toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ :
- Cuối niên độ kế toán hoàn nhập thì toàn bộ số dự phòng đã lập năm trước
Nợ TK 159
Có TK 721
- Đồng thời, trích lập dự phòng cho năm tới : Nợ TK 642
Có TK 159
- Trong niên độ kế toán tiếp theo, mà biến động về giá cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được phản ánh vào tài khoản 412.
- Cuối niên độ kế toán, tiến hành hoàn nhập và trích dự phòng như trên. Tóm lại, qua các điều kiện, phương pháp lập và phương pháp hạch toán dự phòng trên, em thiết nghĩ công ty nên lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Như vậy sẽ vừa tuân thủ được nguyên tắc thận trọng trong kế toán lại vừa góp phần bình ổn hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ý kiến thứ bẩy : Về việc nâng cao hiệu quả sử dụng NVL, CCDC : Việc sử dụng có hiệu quả NVL, CCDC là một vấn đề bức xúc đối với các doanh nghiệp. Bởi vì sử dụng tốt và có hiệu quả NVL, CCDC sẽ là tiền đề thúc đẩy sản xuất phát triển, mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Ở công ty Công trình Viettel, như đã phân tích ở trên, việc sử dụng NVL, CCDC tương đối có hiệu quả tuy rằng hiệu quả sử dụng năm 1999 có
thấp hơn so với năm 1998. Vì vậy theo em để khắc phục một số mặt hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NVL, CCDC công ty cần :
- Tận dụng tối đa nguồn vốn tự có, thực hiện các biện pháp huy động vốn và kiến nghị với Nhà nước bổ xung thêm nguồn vốn đầu tư. Vấn đề này muốn giải quyết một cách triệt để công ty cần có sự hỗ trợ tích cực và có hiệu quả của cơ quan chủ quản và các cơ quan chức năng như Tổng công ty Công trình Viettel. Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp, Cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp Hà Nội…
- Do NVL, CCDC của công ty rất nhiều, đa dạng về chủng loại nên việc quản lý và bảo quản gặp rất nhiều khó khăn. Công ty cần xem xét để quản lý NVL, CCDC tốt hơn tránh hao hụt, hư hỏng đặc biệt là NVL, CCDC nhập ngoại. Hơn nữa bộ phận cung ứng cần nghiên cứu tìm mua NVL, CCDC trong nước thay thế cho hàng nhập ngoại mà vẫn đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đồng thời tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty cần phải năng động sáng tạo, nắm bắt các yếu tố của thị trường một cách nhanh nhạy, công nhân ở phân xưởng phải qua đào tạo cho từng ngành nghề thích hợp với điều kiện sản xuất của công ty. Vậy phương hướng ở đây là : Thứ nhất, tuyển chọn tốt các nhân viên kế toán vật tư đòi hỏi phải có trình độ, trung thực, có thâm niên công tác đảm bảo theo dõi một cách chính xác tránh thất thoát NVL, CCDC.
Thứ hai, công ty nên mở các lớp hướng dẫn đào tạo công nhân mới thành công nhân sẩn xuất lành nghề, có trình độ và ý thức trong sản xuất.
Nói tóm lại, trong từng giai đoạn phát triển, để phù hợp với qui mô sản xuất , yêu cầu quản lí và hạch toán đúng chế độ kế toán công ty nên nhìn nhận, đánh giá một cách chính xác và có các biện pháp cụ thể để giải quyết những tồn tại hiện có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NVL, CCDC.
KẾT LUẬN
Qua các phần trình bày ở trên, có thể khẳng định kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có tác dụng to lớn trong quản lý kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Thực tế tại công ty Công trình Viettel cho thấy công tác tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ giúp lãnh đạo công ty nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh chính xác và đầy đủ tình hình thu mua, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Từ đó công ty mới có biện pháp chỉ đạo đúng đắn.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Công trình Viettel, em thấy rằng với tư cách là một trong những doanh nghiệp sản xuất lớn của ngành, công ty đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với sự đổi mới và cải thiện hệ thống
công tác tổ chức kế toán chung của Nhà nước ta hiện nay công tác tổ chức kế toán của công ty đang được hoàn thiện từng bước. Với mục đích đó, em đã đi sâu nghiên cứu và qua đó đưa ra một số ý kiến nhằm đóng góp một phần nhỏ hoàn thiện hơn công tác tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập và trình độ có hạn nên những vấn dề đưa ra chắc không tránh khỏi những thiếu sót, em mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cô chú trong công ty Thiết bị đo điện cho bản luận văn của em được hoàn thiện về mặt lý luận và có tính thực tiễn cao. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các cô các chú phòng Tài vụ của công ty Công trình Viettel đã nhiệt tình giúp em hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2008. Sinh viên
Nguyễn Thuỳ Dương