BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM

Một phần của tài liệu MỘT SỐ Ý KIÊN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH VIETTEL (Trang 60 - 63)

II. Đánh giá chung công tác kế toán nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ tại Công ty Công trình Viettel.

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM

Ngày ...tháng...năm....

- Căn cứ ....số ....ngày...tháng ....năm... của: ...

- Ban kiểm nghiệm gồm:

Ông, bà:...Trưởng ban... Ông, bà:...Uỷ viên... Ông, bà:...Uỷ viên... - Đã kiểm nghiệm các loại :

Tên nhãn Phương Số

lượng

Kết quả kiểm kê Số :....

STT Hiệu, quy cách vật tư Mã số thức kiểm nghiệm Đơn vị tính theo chứng từ Số lượng đúng quy cách phẩm chất Số lượng không đúng quy cách phẩm chất Ghi chú A B C D E 1 2 3 F

Ý kiến của ban kiểm nghiệm: ...

Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban

Ý kiến thứ hai : Tài khoản sử dụng để hạch toán công cụ dụng cụ là

những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định để xếp vào tài sản cố định ( giá trị nhỏ hơn năm triệu đồng và thời gian sử dụng không quá một năm ).

Công cụ dụng cụ của công ty bao gồm các dụng cụ gá lắp chuyên dùng ở các phân xưởng sản xuất, các loại bao bì chứa đựng vật liệu, hàng hoá trong quá trình thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm...

Về nguyên tắc, để quản lý, theo dõi và phản ánh tình hình nhập, xuất tồn kho công cụ dụng cụ, kế toán sử dụng tài khoản 153 – công cụ dụng cụ được chi tiết làm 3 tiểu khoản :

Tài khoản 1532 - Bao bì luân chuyển Tài khoản 1533 - Đồ dùng cho thuê

Tuy nhiên, hiện nay kế toán công ty sử dụng TK 152 để theo dõi chung cho cả nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ bởi vì công ty dùng chương ttrình kế toán máy và đã tạo lập được mã số chi tiết đến từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cụ thể, khi nhập số liệu chứng từ vào máy tính thì kế toán nên đồng thời nhập luôn mã hiệu của vật tư nên có thể theo dõi được tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Tuy vậy, công ty nên sử dụng tài khoản 153 để theo dõi công cụ dụng cụ vì mỗi loại đối tượng cần phản ánh đều có một tài khoản tương ứng với nội dung, kết cấu và cách hạch toán nhất định tạo thành một hệ thống tài khoản thống nhất, việc lập mã số vật liệu chi tiết chỉ góp phần tích cực vào công tác kế toán chứ không thể vì thế mà sử dụng sai hệ thống tài khoản.

Ý kiến thứ ba : Về việc phân bổ công cụ dụng cụ có giá trị lớn :

Như ta đã biết đối với công cụ dụng cụ xuất dùng có quy mô lớn, giá trị cao, có tác dụng phục vụ cho nhiều chu kỳ sản xuất thì toàn bộ giá trị xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí. Khi xuất dùng, kế toán phản ánh các bút toán như sau :

Bút toán1 : Phản ánh 100% giá trị xuất dùng : Nợ TK142

Có TK153

Bút toán 2 : Phản ánh giá trị phân bổ mỗi lần:

Có TK 142 : Giá trị phân bổ mỗi lần

Các bút toán tiếp theo, kế toán chỉ phản ánh bút toán phân bổ gía trị hao mòn ( bút toán 2 ở trên )

Nhưng hiện nay ở công ty khi xuất dùng công cụ dụng cụ sử dụng cho nhiều kỳ thì kế toán cho hết vào tài khoản chi phí. Kế toán định khoản:

Nợ TK liên quan ( 627, 641, 642 )

Có TK 152 : Toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ.

Bên cạnh việc công ty sử dụng tài khoản để theo dõi giá trị công cụ dụng cụ thì theo em, công ty nên sử dụng tài khoản 142 “ Chi phí trả trước “ để theo dõi giá trị công cụ dụng cụ xuất sử dụng nhiều kỳ và toàn bộ giá trị này được phân bổ dần vào chi phí. Làm như vậy để tránh cho giá thành sản phẩm của công ty bị biến động trong kỳ.

Ý kiến thứ tư : Về lập bảng kê giao nhận chứng từ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ Ý KIÊN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH VIETTEL (Trang 60 - 63)

w