- Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có Cục trưởng và các Phó
2.3.7. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất
Trong 5 năm (2001 – 2005), Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã được Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ; bảo quản tài liệu và đào tạo học sinh trung học chuyên nghiệp. Cụ thể như sau:
a. Các dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng, bao gồm:
- Dự án cải tạo nhà kho B ( 10 tầng ) thuộc Dự án Cải tạo, mở rộng và nâng cấp Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II với sức chứa 25.000 m giá tài liệu
- Dự toán hoàn thiện nhà kho A1 có sức chứa 16.000 m giá tài liệu
- Dự án cải tạo cơ sở vật chất cũ của Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I trước đây ở Vĩnh Phúc thành cơ sở của Trung tâm Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia.
- Dự án Trường Trung học văn thư lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I tại Hà Nội bảo đảm nhu cầu đào tạo với lưu lượng 1000 học sinh hàng năm.
- Dự án Trường Trung học Văn thư Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng II tại Thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm nhu cầu đào tạo với lưu lượng 650 học sinh hàng năm.
- Dự án Cơ sở giao dịch và quản lý khoa học kỹ thuật lưu trữ và Dự án nhà họp đa năng ( Trụ sở Cục ).
- Dự án xây dựng mới hạng mục nhà C thuộc Dự án cải tạo, mở rộng và nâng cấp Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
- Dự án xây mới kho T.II – B 02 với sức chứa 5000 m giá tài liệu phục vụ nhu cầu bảo hiểm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của khu vực phía Nam.
- Dự án xây mới Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tại Hà Nội với sức chứa 20.000 m giá tài liệu.
- Dự án cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng II tại Thành phố Hồ Chí Minh.
* Nhận xét và đánh giá công tác kế hoạch giai đoạn 2001 - 2005
- Ưu điểm:
Trong 5 năm qua, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã phấn đấu hoàn thành khá toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch công tác, trong đó có một số chỉ tiêu vượt mức kế hoạch, một số công tác có tiến bộ vượt bậc. Các mặt công tác được đánh giá cao như: Đã tham mưu cho Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ ban hành một số văn bản như Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; tham mưu cho Bộ Nội vụ các Thông tư và Quyết định trình Bộ Nội vụ ban hành; ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước; tổ chức thành công các cuộc hội nghị tổng kết 3 năm công tác văn thư lưu trữ; tập huấn các văn bản này cho các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh. Đặc biệt là năm 2005 là năm công tác giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ có nhiều thành tích nổi bật hơn các năm trước và được các cơ quan trong và ngoài nước đánh giá cao.
Cục đã tổ chức thành công Hội nghị khoa học về " công tác văn thư trong cải cách nền hành chính nhà nước"; hợp tác với Liên bang
Nga triển lãm " Lịch sử hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Liên Xô trong những năm 1950-1990", lần đầu tiên tài liệu đem đi triễn lãm nước ngoài. Công tác hợp tác quốc tế có bước phát triển về chiều sâu; việc kiện toàn bộ máy của các đơn vị thuộc Cục: quy hoạch cán bộ Lãnh đạo trong các đơn vị thuộc Cục: Bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các đơn vị theo Quyết định 177/QĐ- TTg của Chính phủ ngày 01/9/2003 cũng có nhiều tiến bộ so với giai đoạn trước. Các mặt công tác khác như quản lý về kế hoạch, tài chính, thi đua khen thưởng, tuyên truyền đã có nhiều cố gắng; việc thu thập, bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu tại các trung tâm Lưu trữ Quốc gia có nhiều chuyển biến tốt so với các năm của giai đoạn trước; các đề án, dự án do Bộ Nội vụ giao cho Cục triển khai thực hiện cũng đạt kết quả tốt, việc quản lý các Dự án đầu tư xây dựng chặt chẽ hơn. Một số đề án lần đầu tiên được mở xây dựng mở ra một số hướng mới cho công tác lưu trữ mà trước đây chưa từng có như công tác thu thập tài liệu ở nước ngoài, triển lãm chung tài liệu lưu trữ với các nước. Ngoài ra, các điều kiện làm việc của cán bộ, công chức cũng tốt hơn; chế độ thông tin báo cáo cũng có nhiều tiến bộ.
- Tồn tại:
Kế hoạch về các Đề tài nghiên cứu triển khai còn chậm, chưa đúng tiến độ do lực lượng cán bộ nghiên cứu có trình độ và năng lực còn thiếu. Về kế hoạch xây dựng cơ bản còn có một số dự án chưa hoàn thành đúng kế hoạch, ví dụ: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I vượt kế hoạch hơn 10 tỷ, Dự án kho TTB - 02 (Đà Lạt) Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II vượt kế hoạch hơn 2 tỷ, và Dự án cải tạo, mở rộng và nâng cấp Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II vượt quá kế hoạch là 10 tỷ; Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương II không đúng kế hoạch là 2,2 tỷ.
Như vậy, nhìn chung Cục đã hoàn thành khá toàn diện hoạt động giai đoạn 2001-2005. Điều này thể hiện công tác lập kế hoạch của Cục là rất tốt, sát thực tế. Bên cạnh những ưu điểm, công tác lập kế hoạch của Cục vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như việc lập kế hoạch còn chậm do phân ra hai giai đoạn trong quá trình lập và phương pháp lập còn chưa hoàn chỉnh, khoảng thời gian lập kế hoạch 5 năm khá dài dẫn đến dự toán ngân sách thiếu chính xác. Ngoài ra, việc đánh giá kế hoạch chủ yếu liệt kê các kết quả đạt được mà thiếu sự đối chiếu, so sánh với kế hoạch đã đề ra. Do đó cần có một số giải pháp về loại hình kế hoạch, quá trình và các phương pháp lập kế hoạch để công tác lập kế hoạch của Cục được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG III