- Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có Cục trưởng và các Phó
2.3.4. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
a. Nghiên cứu khoa học
Đã tổ chưc triển khai 1 chương trình và 15 đề tài cấp Bộ. Nội dung nghiên cứu tập trung vào việc phục vụ yêu cầu quản lý công tác văn thư, lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia. Phần lớn các đề tài được nghiệm thu. Sản phẩm nghiên cứu khoa học cơ bản đã đưa vào áp dụng trong thực tiễn công tác văn thư lưu trữ và phát huy hiệu quả.
Ngoài ra, các hoạt động khoa học khác như: tiêu chuẩn hoá, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học chuyên đề về văn thư, lưu trữ, thông tin tư liệu và hoạt động sáng kiến, cải tiến cũng được đẩy mạnh.
Trong năm 2005 đã tổ chức Hội nghị khoa học “ công tác văn thư trong cải cách hành chính nhà nước” vào ngày 9, 10/11/2005 với sự tham gia của 170 đại biểu trong nước và quốc tế; tổ chức nghiệm thu chính thức 02 đề tài thuộc kế hoạch KHCN từ năm 2004 trở về trước: “ Nghiên cứu ứng dụng ISO 9000 vào công tác văn thư lưu trữ trong cơ quan nhà nước”; “ Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng định mức chỉnh lý tài liệu ảnh tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia”; bảo vệ cơ sở đề tài “ Đổi mới công tác văn thư trong cải cách nền hành chính nhà nước” và bảo vệ Chương trình “ Chuẩn hoá văn bản quản lý nhà nước”.
b. Hợp tác quốc tế
Hợp tác quốc tế không ngừng được củng cố và mở rộng. Cục đã thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công với tư cách là thành viên của Hội đồng Lưu trữ Quốc tế; Chi nhánh Lưu trữ khu vực Đông Nam Á ( gọi tắt là SARBICA) và tổ chức Lưu trữ các nước nói tiếng Pháp. Đặc biệt Cục đã tổ chức thành công hội nghị toàn thể SARBICA lần thứ 14 và Hội thảo Quốc tế về “ các chính sách và thực tiễn xác định giá trị và bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử”, được các nước hoan nghênh và đánh giá cao. Ngoài ra, việc hợp tác song phương với Lưu trữ Cộng hoà Liên bang Nga, Lào, CuBa, CHLB Đức, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, … được chú trọng. Triển lãm tài liệu về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật giai đoạn ( 1950 – 1990 ) giữa Việt Nam – Liên bang Nga đã được tổ chức tốt tại Hà Nội và được tiếp tục tổ chức tại Matxcơva vào tháng 8/2005.
Cục đã cử nhiều đoàn cán bộ đi học tập, khảo sát, tham gia hội nghị, hội thảo ở nước ngoài.
Nhờ tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế mà trình độ đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao, kinh nghiệm về quản lý tài liệu lưu trữ theo hướng hiện đại hoá đã được tiếp thu và áp dụng vào thực tế ở Việt Nam, mối quan hệ hợp tác giữa lưu trữ Việt Nam và Lưu trữ nhiều nước trên thế giới đã được duy trì và mở rộng.