Đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực ở công ty cổ phần Phú Thành”. (Trang 51 - 57)

1. Tầm quan trọng của quản lý nguồn nhân lực trong tương lai

2.6.Đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai

Theo thời báo kinh tế Sài gòn cho biết thực trạng của công tác đào tạo nguồn nhân lực của nước ta hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập đòi hỏi các nhà chiến lược phát triển cần xem xét thực tế đào tạo của nước ta nhằm tìm ra hướng đi đúng đắn nhất cho sự phát triển nguồn nhân lực nước nhà. Thực tế nước ta đang thừa thầy thiếu thợ, tức là đào tạo ra nhiều lao động mang phong cách quản lý mà quên chú trọng đào tạo đội ngũ lao động thạo nghề, vấn đề này đã được đề cập nhiều lần nhưng đến nay các nhà quản lý công tác đào tạo vẫn chưa tìm ra được con đường đúng đắn nhất. Có thể do

hạn chế ở nhiều nguồn lực để tiến hành đào tạo như: cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị, các thầy giỏi chuyên môn….

Tuy nhiên trong thời kỳ nước ta đang từng bước hội nhập kinh tế thế giới, thì việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, cân bằng đào tạo thợ lành nghề với quản lý là điều cần làm gay trong thời gian tới. Có như thế thị trường lao động mới có thể đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức sử dụng lao động, nâng cao sức cạnh tranh với nguồn nhân lực của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đối với công ty cổ phần Phú Thành luôn xác định, để có được sự phát triển bền vững thì phải có một đội ngũ cán bộ, công nhân viên, đội ngũ lao động có trình độ cao, có khả năng thự hiện tốt các công việc được giao, năng động sáng tạo, phản ứng nhanh nhạy với những sự thay đổi của môi trường. Vì vậy công ty luôn có những chương trình đào tạo cho những nguồn cán bộ chủ chốt gắn bó lâu dài với công ty, và đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân lành nghề, nhằm tạo sự ổn định trong quá trình phát triển của công ty, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.

3.Các kiến nghị đối với công ty.

3.1.Các kiến nghị đối với bộ máy quản lý.

Công ty phải hoàn thiện bộ máy quản lý sao cho nhẹ nhàng, năng động với yêu cầu công việc, phù hợp với yêu cầu của xu thế hội nhập nhập kinh tế khu vực và trên thế giới. Tận dụng tốt các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và uy tín thương hiệu trên thị trường.

Công ty phải có chính sách giá ổn định, phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng, ngoài ra công ty phải thường xuyên nghiên cứu giảm các chi phí đầu vào, và các chi phí khác nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong từng giai đoạn cụ thể công ty sẽ có những chính sách giá hợp lý nhằm đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận của công ty, song song đảm bảo cuộc sống cho người lao động.

Hoạt động kinh doanh ngày nay luôn luôn phải gắn với việc phát hiện những nhu cầu tiêu dùng mới của khách hàng, từ đó công ty có thể chủ động đáp ứng các sản phẩm mà công ty có thể cung cấp, tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh. Do vậy hoạt động Marketing của doanh nghiệp phải được các nhà lãnh đạo công ty phải thường xuyên quan tâm, và tạo điều kiện để đội ngũ Marketing của công ty hoạt động có hiệu quả. Hiện tại công ty vẫn chưa có được một đội ngũ Marketing thị trường theo đúng nghĩa, do vậy việc làm trước mắt là công ty phải tổ chức được ngay bộ phận này.

Công ty phải xây dựng cho mình một hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm, mục đích là các nhà quản lý có thể kiểm soát được tình hình chất lượng sản xuất ra, tỷ lệ sai hỏng, để từ đó kiểm soát được chất lượng sản phẩm của công ty khi tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường. Nhằm tạo dựng hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng về công ty, dần khẳng định thương hiệu của công ty không những ở thị trường trong nước mà còn ra các nước trong khu vực và trên thế giới.

Một đề xuất nữa là công ty cần xây dựng một cấu trúc tiền lương hoàn chỉnh, lương bổng phải đáp ứng cuộc sống của cán bộ công nhân viên của công ty. Điều này khẳng định sự quan tâm của công ty đến đời sống của các nhân viên, ngoài ra khuyến khích cán bộ công nhân viên tích cực lao động hăng say hoàn thành tốt các mục tiêu mà công ty đã đề ra.

3.2.Các kiến nghị nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Công việc cần làm đầu tiên là xây dựng cho mình một cơ cấu các phòng ban phù hợp với tình hình sản xuất của công ty để cho quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Hạ thấp chi phí quản lý hành chính, phân công lao động hợp lý, khoa học.

Sử dụng hiệu quả chi phí tiền lương, tiền thưởng, giảm bớt chi phí sản xuất và các biện pháp kinh tế tài chính có tính chất đòn bẩy nhằm tiêu thụ sản phẩm bao gồm:

- Giảm giá bán.

- Trả hoa hồng cho môi giới.

- Mở rộng hệ thống giao dịch mua bán. - Chiết khấu thanh toán.

Tình hình cạnh tranh của các sản phẩm ngày càng trở nên gay gắt và phức tạp, đòi hỏi mỗi công ty cần nắm rõ được nhu cầu và tâm lý khách hàng về sản phẩm của mình, do vậy công ty cần tổ chức phòng Marketing riêng biệt để có thể xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược Marketing trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.

Trong cơ chế thị trường hiện nay vấn đề xây dựng thương hiệu là một vấn đề nóng bỏng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt sản phẩm của công ty Phú Thành đã được người tiêu dùng bình chọn là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao ” và giải thưởng “Sao vàng đất Việt”. Đó vừa là

động lực thúc đẩy đòi hỏi công ty phải thật sự chú trọng đến chất lượng, uy tín của sản phẩm trước khi cho tung ra thị trường.

Sử dụng tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội, chế độ ưu đãi… như một công cụ khuyến khích người lao động hăng say, nhiệt tình trong công việc, sáng tạo trong lao động sản xuất và trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Kết Luận

Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Phú Thành em đã nhận được sự chỉ đạo rất nhiệt tình của ban lãnh đạo, các cán bộ nhân viên của công ty để em hoàn thành bản thực tập chuyên đề này. Song do thời gian thực và trình độ kiến thức còn nhiều hạn chế, năng lực thực tế còn nhiều hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót.

Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy cô trong khoa và TH.S Đỗ Thị Hải Hà nhận xét đánh giá để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn.

Việc lựa chọn nghiên cứu về công ty cổ phần Phú Thành là cơ hội quý báu cho em thực tập và vận dụng các kiến thức đã học của mình vào phân tích, hình thành tư duy quản lý khoa học. Do đó em chọn đề tài:

“Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực ở công ty cổ phần Phú Thành” để làm chuyên đề thực tập của mình.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các anh, các chị trong công ty đã tận tình giúp đỡ và đặc biệt là TH.S Đỗ Thị Hải Hà đã hướng dẫn cho em hoàn thành chuyên đề này.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. TS Đoàn Thị Thu Hà – TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Giáo trình khoa

học quản lý I. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội 2002.

2. TS Đoàn Thị Thu Hà – TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Giáo trình khoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học quản lý II. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật Hà nội 2002.

3. ThS Nguyễn Văn Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân.Giáo trình

Quản trị nhân lực.Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội Hà Nội 2004

4. Ban biên tâp Võ Như Lanh - Đặng Thanh Tâm - Đoàn Khắc Xuyên.

Thời báo kinh tế Sài Gòn số 12- 2004.

5. Nguyễn Bá Cường. Sách nghệ thuật quản lý. Nhà xuất bản Khoa học TP Hồ Chí Minh 2005.

6. Tài liệu của công ty cổ phần Phú Thành.

7. Ban biên tập Võ Như Lanh - Trần Ngọc Châu - Quốc Vĩnh. Thời báo kinh tế Sài Gòn số 16- 2004.

8. Ban biên tập Phạm Lê Tấn phong - Nguyễn Anh Dũng - Tiến Vượng.

Báo Doanh nghiệp tháng 3- 2004

9. GS Nguyễn Hoàng Toàn. Giáo trình quản lý kinh tế I. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội 2003

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực ở công ty cổ phần Phú Thành”. (Trang 51 - 57)