I V/ NỘ DUNG : 1 Tia
2. Sự hấp thụ lọc lựa Kính màu a) Sự hấp thụ lọc lựa
a) Sự hấp thụ lọc lựa
Khi ánh sáng trắng đi qua những chất khác nhau, quang phổ của nó mất đi những bước sóng khác nhau. Điều đó chứng tỏ, ánh sáng có bước sóng khác nhau bị môi trường hấp thụ nhiều ít khác nhau. Người ta gọi hiện tượng này là sự hấp thụ lọc lựa.
Những chất hầu như không hấp thụ ánh sáng trong miền nào của quang phổ thì được gọi là gần trong suốt trong miền đó.
Những vật không hấp thụ ánh sáng trong miền nhìn thấy của quang phổ được gọi là vật trong suốt không màu. Những vật hấp thụ hoàn toàn mọi ánh sáng nhìn thấy thì sẽ có màu đen.
Những vật hấp thụ lọc lựa ánh sáng trong miền nhìn thấy thì được gọi là vật trong suốt có màu.
Khi cho chùm ánh sáng trắng đi qua bình đựng hơi natri, ta thấy trên nền quang phổ liên tục của ánh sáng trắng thu được nhờ máy quang phổ, có một vạch đen kép, tương ứng với hai bước sóng λ1 = 5890Ao
và λ2 = 5896 Ao
đã bị mất (do bị hơi natri hấp thụ)
b) Kính màu
Kính lọc sắc đỏ ít hấp thụ ánh sáng màu đỏ, nhưng hấp thụ rất mạnh ánh sáng màu xanh, màu tím và hầu hết các bức xạ còn lại của ánh sáng trắng. Nếu chiếu ánh sáng trắng vào kính lọc sắc “đỏ”, thì nó chỉ cho các tia đỏ truyền qua, các bức xạ còn lại bị nó hấp thụ gần như hoàn toàn (Hình 64.1). Kết quả là ta nhìn thấy kính lọc sắc có màu đỏ. Nếu chiếu vào tấm kính đỏ ánh sáng màu tím chẳng hạn, ánh sáng này sẽ bị tấm kính đỏ hấp thụ gần như hoàn toàn, và lúc này ta nhìn thấy tấm kính có màu “đen”.
St hoangly85
Hình 64.1 Chùm ánh sáng trắng đi qua tấm kính đỏ.