I mạch chín h= Đ2U2 = 2 =
5. TẠO CÁC BÀI THÍ NGHIỆM
3.5 Thí nghiệm 1 : Theo dõi nhiệt độ sôi của chất lỏng Mở một bài thí nghiệm mới.
Vào menu File / New
Thêm dụng cụ / thiết bị vào vùng thí nghiệm
B1 – Thêm đèn cồn → Click nút và nút B2 – Thêm chậu thủy tinh → Click nút và nút
Kết nối các dụng cụ / thiết bị.
Kẹp giữ chậu thủy tinh trên ngọn đèn cồn. Thêm hóa chất và tiến hành thí nghiệm.
B1 – Click nút
B2 – Chọn dạng hóa chất : dung dịch 1.0M
B1B2 B2
B3 – Chọn dung tích : 150 cm3
B4 – Chọn loại hóa chất : NaCl (muối ăn) B5 – Đổ hóa chất vào chậu thủy tinh
Quan sát hiện tượng, ghi nhận kết quả và rút ra kết luận.
- Thanh trạng thái hiển thị nhiệt độ của dung dịch NaCl trong chậu thủy tinh. Nhiệt độ sôi của dung dịch này là 101.1oC.
- Kết quả trên ô thông tin (chemical information) :
- Click chuột vào ta nhận được thông tin chi tiết như sau:
Bật lửa đèn
Quá trình phản ứng:
nước → hơi nước
Trong dung dịch chứa: Độ (mol/dm3)
NaCl 1.042 Chất lỏng: Dung tích (cm3) Nước 143.926 Chất khí: Thể tích (%) Nitơ 37 Hơi nước 52 Oxy 10 CO2 một ít
Lưu trữ bài thí nghiệm
3.6 Thí nghiệm 2 : Hòa tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím).
- Bỏ 5g thuốc tím vào nước đựng trong ống nghiệm (1).
- Bỏ 10g thuốc tím vào ống nghiệm (2) rồi đun nóng. Đưa que đóm còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun. Khi nào que đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào.
- Quan sát màu của dung dịch trong 2 ống nghiệm. Mở một bài thí nghiệm mới.
Vào menu File / New
Thêm dụng cụ / thiết bị vào vùng thí nghiệm
B1 – Thêm ống nghiệm (1) → Click nút và nút B2 – Thêm ống nghiệm (2) → Click nút
B3 – Thêm đèn cồn → Click nút và nút Kết nối các dụng cụ / thiết bị.
Kẹp giữ ống nghiệm (2) trên đèn cồn Thêm hóa chất và tiến hành thí nghiệm.
B1 – Click nút
B2 – Chọn dạng hóa chất : Solid: fine powder
B3 – Chọn khối lượng : 5 g
B4 – Chọn loại hóa chất : potassium permanganate (KMnO4)
B5 – Đổ hóa chất vào ống nghiệm (1) B6 – Đổ nước vào ống nghiệm (1)
74
B1 B2
B7 – Đổi khối lượng hóa chất là 10 g. B8 – Đổ 10g thuốc tím vào ống nghiệm (2). B9 – Bật đèn nung ống nghiệm (2).
B10 – Đưa que đóm vào ống nghiệm (2) B11 – Tắt đèn khi que đóm tắt.
B12 – Để nguội ống nghiệm (2). B13 – Đổ nước vào ống nghiệm (2). B14 – Quan sát màu của dung dịch.
Quan sát hiện tượng, ghi nhận kết quả và rút ra kết luận.
- Ống nghiệm (1) : dung dịch có màu tím.
- Ống nghiệm (2) : que đóm bùng cháy chứng tỏ phản ứng tạo ra khí Oxy. Đổ nước vào dung dịch có màu đen, sau đó chuyển dần sang màu tím. Chất rắn tạo thành sau phản ứng không tan hết trong nước.
- Kết quả trên ô thông tin (chemical information) như sau :
B8 B9
Lưu trữ bài thí nghiệm
3.4 Thí nghiệm 3 : dùng axit clhidric và bột kẽm để điều chế khí Hydro bằng cách đẩy nước.
Mở một bài thí nghiệm mới.
Vào menu File / New hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + N
Thêm các dụng cụ / thiết bị vào vùng thí nghiệm
B1 – Thêm bình chứa → Click nút và nút B2 – Thêm nút kết nối → Click nút và nút B3 – Thêm chậu thu khí → Click nút và nút
Kết nối các dụng cụ / thiết bị
Thêm hóa chất và tiến hành thí nghiệm. B1 – Click nút
B2 – Chọn dạng hóa chất : Solide: fine powder
76
Kết quả ở ống nghiệm (1) Kết quả ở ống nghiệm (2)
B1B2 B2 B3 } Thêm bột kẽm vào bình chứa
B3 – Chọn khối lượng : 50 g
B4 – Chọn loại hóa chất : Zinc (Zn) B5 – Đổ bột kẽm vào bình chứa
B6 – Click nút
B7 – Chọn dạng hóa chất : Solution 1.0M B8 – Chọn dung tích : 250 cm3
B9 – Chọn loại hóa chất : Hydrochloric acid (HCl) B10 – Đổ acid vào bình chứa
B11 – Quan sát phản ứng xảy ra.
Quan sát hiện tượng, ghi nhận kết quả và rút ra kết luận
- Có các bọt khí xuất hiện trong bình chứa rồi thoát ra khỏi chất
} Thêm axit
clohydric vào bình chứa
lỏng, bột kẽm tan dần.
- Khí thoát ra khỏi bình chứa theo ống dẫn sang bộ thu khí, sẽ đẩy dần nước trong ống nghiệm của bộ thu khí ra ngoài cho đến khi ống nghiệm chứa đầy khí Hydro.
- Kết quả ở ô thông tin (chemical information) như sau:
Lưu trữ bài thí nghiệm
Kết quả ghi nhận ở ống nghiệm bộ thu khí
TÓM TẮT
Crocodile Chemistry là phần mềm có chức năng như một phòng thí nghiệm hóa học ảo giúp khảo sát các hiện tượng, quá trình xảy ra các phản ứng hóa học và tiến hành các thí nghiệm hóa học.
Quy trình tạo một bài thí nghiệm hóa học: Mở một bài thí nghiệm mới.
Thêm các dụng cụ và thiết bị. Kết nối các dụng cụ và thiết bị.
Thêm các hóa chất và tiến hành thí nghiệm.
Quan sát hiện tượng, ghi nhận kết quả và rút ra kết luận. Lưu trữ bài thí nghiệm.
Thông tin về quá trình phản ứng hóa học xảy ra được thể hiện tuần tự trên ô Chemical Information với 1 trong 3 dạng thức:
Dạng phương trình chữ. Dạng phương trình Ion. Dạng phương trình ký hiệu.
Các thí nghiệm được tiến hành trên việc liên kết các đối tượng. Các đối tượng tham gia vào thí nghiệm được chia làm 2 nhóm chính :
Nhóm các loại hóa chất. Nhóm các dụng cụ và thiết bị.
Để thực hiện thao tác trên một đối tượng, phải bảo đảm rằng đối tượng đó đang được chọn. Trước khi tiến hành thao tác trên một đối tượng khác phải kẹp giữ cố định đối tượng đang được thao tác để tránh hiện tượng rơi rớt dụng cụ và thiết bị.
Không thể chọn nhiều đối tượng cùng lúc để thao tác cũng như không thể thay đổi kích thước của các đối tượng.
TỰ KIỂM TRA
14.Ta có thể thức hiện thao tác xoay trên đối tượng nào ?
A.. B.. C.. D..
15.Trong vùng thí nghiệm, thao tác nào sau đây có thể thực hiện được ?
A.. Di chuyển nhiều đối tượng cùng lúc. B.. Kết nối bình chứa khí Oxy và ống dẫn khí. C.. Thêm các đối tượng xếp chồng lên nhau.
D.. Đổ hóa chất vào bình chứa đã đóng nút gắn ống dẫn khí. E.. Xóa một đối tượng chưa được chọn.
F.. Tạm dừng quá trình phản ứng đang xảy ra. G.. Cho 2 ống nghiệm lồng vào nhau.
16.Cho biết ý nghĩa của các nút biểu tượng sau đây :
17.Cho biết ý nghĩa các dạng thể hiện con trỏ chuột sau đây: A.. B.. C.. D.. E..
18.Tạo thí nghiệm xác định nhiệt độ sôi của nước (H2O), sulphuric acid (H2SO4), magnesium sulphate (MgSO4). So sánh nhiệt độ sôi của chúng.
19.Trình bày quy trình thực hiện thí nghiệm khảo sát quá trình phản ứng của phương trình hóa học sau: Fe + 2HCl → H2 + FeCl2
20.Dấu hiệu nào để nhận biết quá trình phản ứng đã kết thúc?
BÀI TẬP
1. Đun sôi nước trong 4 bình với lượng nước khác nhau. Bình nào sẽ sôi trước nhất? Tại sao? Xác định thời gian nước sôi của mỗi bình.
2. Xác định nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh, natri bằng thực nghiệm.
3. Xác định nhiệt độ sôi của các chất hóa học cho trong bảng bằng thực nghiệm:
TT Chất hóa học to sôi TT Chất hóa học to sôi 1 Acid nitric (HNO3) 4 Natri hydroxide (NaOH)
2 Acid clohydric (HCl) 5 Đồng sulphate (CuSO4) 3 Acid phosphoric (H3PO4) 6 Thuốc tím (KMnO4) 4. Tạo nước vôi trong (dung dịch canxi hydroxit) :
- Đổ nước vào ½ ống nghiệm.
- Cho vào 10g canxi oxit.
- Ghi nhận phương trình phản ứng hóa học xảy ra của thí nghiệm. ...
- Dung dịch có màu gì ? ...
5. Đổ dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong. Cho biết có hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học đã xảy ra? Giải thích?
6. Cho 50g lưu huỳnh vào cốc thủy tinh đem đun trên ngọn lửa đèn (H.1). Hiện tượng gì xảy ra? Cho biết tên gọi chất tạo thành sau phản ứng và công thức hóa học của chúng?
Đưa thêm khí Oxy vào cốc (H.2). Sau đó tắt ngọn lửa đèn. Giải thích hiện tượng xảy ra.
7. Đổ đầy 1/3 nước vào 2 ống nghiệm (1) và (2). Cho 1g Natri (Na) vào ống nghiệm (1), 1g Kali (K) vào ống nghiệm (2). Nhận xét hiện tượng và ghi nhận kết quả.
8. Tiến hành kiểm chứng bằng thí nghiệm các sơ đồ phản ứng hóa học liệt kê trong bảng và cân bẳng chúng để có được các phương trình hóa học hoàn chỉnh. Sau đó cho biết số chất phản ứng và số chất sản phẩm của từng phản ứng hóa học. TT Phản ứng hóa học phản ứngSố chất sản phẩmSố chất 1 Al + HCl → AlCl3 + H2 2 Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 3 CaO + H2O → Ca(OH)2 4 Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu 5 Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu 6 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O 7 CaCO3 + HCl → CaCl2 + H2O + CO2
8 NaOH + FeSO4 → Na2SO4 + Fe(OH)2
9 Al + CuCl2 → AlCl3 + Cu
10 KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
Ghi vào bảng mô tả lại hiện tượng quan sát được ứng với mỗi phản ứng hóa học
TT Mô tả hiện tượng quan sát 1
2 …
9. Thực hiện lần lượt các thí nghiệm theo nhiều cách khác nhau để : a). Điều chế hydro (H2).
b). Điều chế oxy (O2).
10.Đốt nóng hỗn hợp 0.3g bột magie và 0.4g lưu huỳnh ta thu được chất gì? Liệt kê tất cả các phản ứng xảy ra của thí nghiệm.
11.Từ 4 hóa chất : kẽm, magie, axit sunfuric, axit clohydric hãy tiến hành điều chế khí hydro (H2). Trình bày quy trình thực hiện.
12.Tiến hành thí nghiệm điện phân như H.3. Nguyên lý này được áp dụng thực tế như thế nào?
13.Hãy tiến hành thí nghiệm như H.4. Quan sát hiện tượng và cho biết mục tiêu của thí nghiệm. Ý nghĩa thực tế của thí nghiệm này là gì?
83 to