NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty xuất nhập khẩu dịch vụ – thương mại Intimex docx (Trang 36 - 45)

NÔNG SẢN

1. Những biện pháp từ phía Nhà nước

+ Đẩy mạnh việc sản xuất và chế biến các mặt hàng nông sản

Sản xuất chính là khâu tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu . Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô , cơ cấu , chất lượng hàng xuất khẩu . Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản thì bên cạnh việc tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng , Việt Nam cần phải đầu tư mạnh cho phát triển sản xuất nông sản theo chiều sâu , từng bước nâng cao chất lượng hàng nông sản bằng những biện pháp sau :

- Tạo nguồn vốn ban đầu cho nông dân . Đây là việc làm hết sức cần thiết vì để mở rộng diện tích gieo trồng , thay đổi cơ cấu giống cây trồng , áp dụng

quả thu được còn rất hạn chế . Nguyên nhân là do việc cho người nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi diễn ra dàn trải thiếu tập trung . Điều này dẫn tới một số hộ nông dân chỉ có thể vay vài trăm nghìn đồng , không đủ cho đầu tư sản xuất Những hộ nông dân năng động muốn làm ăn lớn đã chấp nhận đi vay với lãi suất thông thường thì lại gặp khó khăn trong vấn đề tài sản thế chấp . Trong khi đó thì các ngân hàng lại có hiện tượng ứ đọng tiền mặt . Để khắc phục hạn chế này trong thời gian tới nhà nước cần đưa ra những chính sách ưu đãi đối với các ngân hàng phục vụ người sản xuất nông sản , khuyến khích các cơ sở chế biến , kinh doanh nông sản ứng trước vốn để mua nông sản . Bên cạnh đó , cũng cần phải đẩy mạnh việc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực này .

- Đầu tư chi phí cho việc nghiên cứu cải tạo giống cây trồng nhằm nâng cao chất lượng hàng nông sản . Tại Việt Nam thời gian qua , với việc khoán 10 năng suất và sản lượng nông sản đã tăng vượt bậc song nó cũng sinh ra vấn đề người nông dân do chạy theo năng suất mà đã không chú ý tới chất lượng . Trong sản xuất lúa gạo , diện tích trồng các giống lúa đặc sản như tám thơm , nàng hương , nếp hoa vàng ngày càng chiếm tỷ lệ thấp ; còn về cà phê thì chủ yếu chỉ trồng cà phê Robusta . Điều này đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam , khiến cho giá nông sản xuất khẩu luôn thấp hơn so với mức giá trung bình của thế giới . Trong xu hướng chung của hoạt động xuất nhập khẩu nông sản hiện nay là đang chuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnh tranh bằng chất lượng thì đây là một bất lợi đối với Việt Nam . Để khắc phục nhược điểm này không còn con đường nào khác ngoài việc tăng diện tích gieo trồng những loại nông sản cho sản lượng , chất lượng cao , dần loại bỏ những loại cây có chất lượng thấp .

- Tăng cường đầu tư tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung có chất lượng cao , có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện phục vụ cho sản xuất với mức năng suất , chất

lượng cao . Với một nguồn lực hạn chế như Việt Nam hiện nay thì đây là một biện pháp hữu hiệu . Vấn đề quan trọng là phải xác định được đâu là vùng ưu tiên cho từng loại mặt hàng .

- Tổ chức thu mua nông sản kịp thời sau khi thu hoạch , ngăn chặn tình trạng tư thương ép giá người nông dân .

- Đầu tư mạnh cho hoạt động chế biến hàng nông sản , từng bước nâng

cao hàm lượng chế biến trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu .

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng nông sản để hạn chế rủi ro sụt giá cho người sản xuất .

+ Trợ giúp các công ty xuất khẩu nông sản

- Trước hết là tạo điều kiện về vốn cho các công ty xuất khẩu nông sản

Do việc sản xuất thu mua nông sản mang tính thời vụ đậm nét , trong khi đó hoạt động xuất khẩu lại diễn ra suốt năm và được giá cao ở những kỳ giáp vụ nên đòi hỏi các công ty phải có lượng vốn lớn , đủ sức thu mua trong vụ thu hoạch và dự trữ xuất khẩu cho cả năm . Tuy tại các ngân hàng vẫn diễn ra tình trạng ứ đọng vốn nhưng các công ty xuất nhập khẩu nói chung rất khó tiếp cận với nguồn vốn này do những đòi hỏi khắt khe về tài sản thế chấp , thủ tục vay vốn . Thời gian tới Nhà nước cần phải đưa ra những biện pháp để khuyến khích ngân hàng cho các công ty vay vốn thu mua nông sản đồng thời xoá bỏ quy định hạn chế mức tín dụng đối với ngân hàng thương mại nhằm khuyến khích xuất khẩu .

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và cập nhật những thông tin về thị trường nông sản thế giới cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để các công ty có cơ hội thăm dò tìm kiếm và thâm nhập thị trường , đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu .

Những quy định về xuất nhập khẩu và những hàng rào thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu nông sản nói riêng và xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ nói chung . ở nước ta , hệ thống các chính sách và quy định xuất khẩu phải được hoàn thiện như sau :

- Hệ thống các văn bản pháp lý , quy định phải đảm bảo được tính đồng bộ , nhất quán trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn hàng ổn định , lâu dài cho các công ty xuất nhập khẩu , tránh tình trạng “ trống đánh xuôi , kèn thổi ngược ” .

- Cơ chế quản lý xuất khẩu phải được hoàn thiện . Về lâu dài , các quy định về xuất nhập khẩu hiện hành cần phải được sửa đổi , bổ sung tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển , tránh những thủ tục rườm rà phức tạp gây lãng phí thời gian .

- Lập chế độ tỷ giá hối đoái thuận lợi cho người xuất khẩu . Đây là chính sách có tính chất hỗ trợ , tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu nói chung Chính sách này cần phải được phối hợp một cánh nhịp nhàng với các chính sách khác tuỳ theo từng thời kỳ , tạo tỷ giá hối đoái có lợi và không có sự chênh lệch quá lớn .

2. Những biện pháp từ phía công ty

+ Đa dạng hoá các loại hình kinh doanh xuất khẩu

Ngoài hoạt động xuất khẩu tự doanh là loại hình kinh doanh xuất khẩu chủ yếu của công ty , cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị sản xuất kinh doanh khác và thu hoa hồng . Đối với loại hình này , các khâu nghiệp vụ được rút ngắn lại và công ty chỉ phải làm những thoả thuận cần thiết với những đơn vị sản xuất trong nước và ký kết , thực hiện hợp đồng xuất khẩu với bên nước ngoài nên đem lại lợi nhuận không cao nhưng tương đối an toàn , ít rủi

ro đặc biệt phù hợp với thời điểm vốn chưa thu hồi kịp . Bên cạnh đó cũng nên mở rộng hoạt động xuất khẩu đối lưu nhằm trao đổi những hàng hoá mà cả hai bên cần do đó thu được lợi nhuận từ cả hai khâu xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời không phải xuất ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá .

+ Đa phương hoá trong quan hệ với khách hàng

Bên cạnh việc duy trì , củng cố những mối quan hệ với các khách hàng cũ như Nga , khối Đông Âu , Trung Quốc , Nhật Bản , Đài Loan , các nước Đông Nam á … cần phải đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm khách hàng , mở rộng thị trường , sẵn sàng chuẩn bị đón nhận và đáp ứng mọi đơn đặt hàng dù khắt khe nhất .

+ Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng

Muốn tiến hành hoạt động xuất khẩu thì trước hết phải có hàng hoá để xuất khẩu . Công tác tạo nguồn hàng này thường chiếm phần lớn thời gian và đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động xuất khẩu . ở công ty , hoạt động tạo nguồn hàng chủ yếu là thu mua hàng hoá từ các địa phương rồi đem phân loại đóng gói . Hình thức này có ưu điểm là nhanh gọn , không phải đầu tư vốn trong thời gian dài , không yêu cầu phải có máy móc lớn , công ty lại có thể nhanh chóng chuyển đổi mặt hàng kinh doanh nhưng nếu chỉ duy trì chủ yếu hình thức này thì sẽ không đạt được hiệu quả cao vì như thế công ty đã bó hẹp mối quan hệ của mình với các đơn vị sản xuất làm cho hiệu quả kinh doanh bị giảm sút .

Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng . Do đó công ty nên tìm ra và đẩy mạnh những hình thức tạo nguồn hàng mới như tiến hành tự sản xuất hàng xuất khẩu , liên doanh liên kết các cơ

muốn của bạn hàng nước ngoài đồng thời có thể chủ động về số lượng , tránh tình trạng dư thừa , tồn kho .

Một hình thức mở rộng nguồn hàng xuất khẩu nữa là nhận xuất khẩu uỷ thác . Hình thức này công ty đã thực hiện từ lâu nhưng điều quan trọng là phải tăng cường và mở rộng mối quan hệ với các đơn vị sản xuất trong nước để làm sao ngày càng có được nhiều hợp đồng uỷ thác .

+ Hoàn thiện cơ cấu hàng xuất khẩu

Bên cạnh lĩnh vực tạo nguồn hàng xuất khẩu , công ty cần thực hiện việc cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu . Mặc dù mặt hàng nông sản của công ty đưa ra thị trường quốc tế gồm nhiều loại khác nhau nhưng để cạnh tranh được với các đối thủ lớn khác , công ty cần phải không ngừng thay đổi , bổ sung những chủng loại hàng hoá mới theo yêu cầu của thị trường .

+ Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu

Hàng hoá muốn xuất khẩu được thì không thể không chú ý đến chất lượng Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu , mọi doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu . Muốn vậy , công ty cần phải kiểm tra kỹ quá trình vận động của hàng hoá từ khâu đầu đến khâu cuối . Đối với hàng nông sản , phải bao gói thật cẩn thận để giữ gìn chất lượng sản phẩm như khi mới chế biến Những mặt hàng tự sản xuất phải được tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt , tuân thủ theo đúng quy trình công nghệ chế biến . Những mặt hàng thu gom phải có bộ phận kiểm tra , nghiệm thu chất lượng hàng hoá cẩn thận trước khi nhập hàng từ các nơi sản xuất .

+ Tổ chức tốt khâu dự trữ , bảo quản

Một trong những biện pháp nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu là củng cố hoàn thiện khâu dự trữ và bảo quản hàng hoá . Hiện nay , hệ thống kho bãi của công ty tuy tương đối nhiều , dung lượng lớn nhưng có một số đã bị xuống cấp mái dột , nền kho ẩm . Với những điều kiện như vậy sẽ không đảm bảo an

toàn cho chất lượng hàng hoá trong kho , vì vậy công ty cần phải có kế hoạch tu sửa lại hệ thống kho tàng để bảo quản hàng hoá cho thật tốt . Hơn nữa , do đặc tính của hàng nông sản là theo mùa vụ nên nếu muốn có hàng để xuất khẩu trong cả năm thì phải xây dựng được một kế hoạch dự trữ thường xuyên , dự trữ mùa vụ cụ thể trong từng giai đoạn nhất định căn cứ vào lượng hàng xuất khẩu và xu hướng , khả năng xuất khẩu trong giai đoạn tiếp theo . Việc lập kế hoạch dự trữ những mặt hàng cụ thể công ty phải phân cấp cho các phòng ban , các cơ sở sản xuất và các cửa hàng chuyên doanh đảm trách .

KẾT LUẬN

Từ khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, các hoạt động kinh tế nói chung và các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng đều được vận hành theo một cơ chế tự do hơn nhưng theo định hướng và chịu sự quản lý của Nhà nước. Theo đường lối và cơ chế mới, Nhà nước đã chủ động triển khai hệ thống các biện pháp cải cách như sắp xếp, tinh giảm hệ thống kinh doanh xuất nhập khẩu cho phù hợp với quy mô phát triển của từng ngành từng vùng. Đồng thời, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết về kinh tế - kỹ thuật, pháp lý, năng lực và kinh nghiệm trong kinh doanh.

Những thành quả đáng kể mà Công ty Intimex đã đạt được trong 3 năm qua đã phát huy được những ưu thế và tiềm năng của Công ty: về tổ chức, về con người, cơ sở vật chất, lợi thế thương mại… đồng thời đóng góp đáng kể vào kết

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức thực tế còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, song tôi hy vọng những biện pháp đã được đề cập trong đề tài thu hoạch tốt nghiệp này sẽ được cân nhắc và xem xét để góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty trong thời gian tới.

Xin chân thành cảm ơn thầy Phan Anh Tuấn cùng tập thể cán bộ công tác tại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp của công ty đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài thu hoạch này .

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Chương I : Khái quát về tình hình xuất khẩu mặt hàng nông sản ở Việt Nam I. Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế Việt Nam 1. Tiềm năng sản xuất hàng nông sản của Việt Nam ………3 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản ………4 II. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong những năm gần đây 1. Cơ cấu nhóm mặt hàng ...………..6 2. Cơ cấu thị trường .………10 Chương II : Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu dịch vụ - thương mại Intimex

I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

1. Lịch sử hình thành ..……….14 2. Quá trình phát triển .………15 II. Tình hình kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của công ty Intimex trong

thời gian qua

1. Tình hình xuất khẩu nông sản của công ty ………..18 2. Các nghiệp vụ trong hoạt động xuất khẩu của công ty ………22 III. Những đánh giá chung về tình hình xuất khẩu của công ty

1. Thuận lợi ………..26 2. Khó khăn ………..28 Chương III : Một số biện pháp nằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty Intimex

1. Những biện pháp từ phía nhà nước ………..33 2. Những biện pháp từ phía công ty ……….36

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế ( GS .PTS Tô Xuân Dân , PTS Vũ Chí Lộc - Nhà xuất bản Hà Nội ) .

2. Giáo trình kinh tế ngoại thương ( GS .PTS Bùi Xuân Lưu - Nhà xuất bản Giáo Dục ) .

3. Thời báo kinh tế Việt Nam tháng 12 năm 2001 .

4. Số liệu của Bộ Thương mại về hoạt động xuất khẩu tại Việt Nam từ 1997 - 2001 .

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty xuất nhập khẩu dịch vụ – thương mại Intimex docx (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)