CÔNG TY
1. Thuận lợi
+ Khách quan : Xu thế hội nhập của thế giới vừa là thách thức nhưng
riêng . Mối quan hệ quốc tế tốt đẹp đã là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của đất nước và của từng công ty .
Trong những năm qua , Việt Nam vẫn đang tiếp tục công cuộc phát triển và đổi mới trong thế tương đối ổn định , năm 2001 GDP của cả nước tăng gần 7% , tuy có thấp hơn kế hoạch đã đề ra nhưng vẫn được xếp vào loại cao trong khu vực và trên thế giới .
Hệ thống chính sách của chính phủ ngày càng thông thoáng , hàng loạt các biện pháp hỗ trợ cho xuất khẩu ra đời góp phần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi đồng thời định hướng xuất khẩu cho các doanh nghiệp . Cơ chế tài chính tiền tệ của Nhà nước đối với doanh nghiệp cũng tiếp tục được mở rộng giúp cho công ty được vay vốn một cách nhanh chóng , thuận lợi với thủ tục đơn giản .
+ Chủ quan : Công ty có một bộ máy tổ chức hoàn chỉnh ; có đội ngũ cán bộ với trình độ chuyên môn và quản lý đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ; có công cụ quản lý là hệ thống những quy chế có hiệu lực , có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước ; có tinh thần đoàn kết nội bộ . Công ty luôn quan tâm đến công tác tổ chức , đào tạo cán bộ công nhân viên về cả mặt đạo đức lẫn trình độ với ý thức “ con người luôn là nhân tố quyết định tất cả ” Công tác điều hành toàn bộ hoạt động của công ty đã dần đi vào nề nếp và đã phát huy hiệu quả , nội quy quy chế được tuân thủ một cách chặt chẽ , cơ sở vật chất được nâng cấp về cơ bản .
Về mặt kinh doanh , công ty luôn quan tâm đến việc đa dạng hoá kinh doanh , nắm bắt nhanh những lĩnh vực có hiệu quả mặt kinh tế cao , ngoài 4 mặt hàng nông sản chủ lực là cà phê , lạc , hạt tiêu , cao su , công ty đã mở
tiếp cho xuất khẩu như may mặc , chế biến đồ gỗ , gia công sản xuất đồ chơi , đồ điện tử . Cũng nhờ đa dạng hoá hoạt động kinh doanh nên tiềm lực công ty không ngừng được phát triển .
Công ty thường xuyên chăm lo tạo vốn , bảo toàn và phát triển vốn cho các đơn vị . Trong việc thực hiện kế hoạch luôn chú trọng về mặt hiệu quả đảm bảo an toàn và phát triển vốn . Tranh thủ nguồn vốn bên ngoài để mở rộng sản xuất kinh doanh . Năng động tháo gỡ khó khăn , xin phép được hưởng cơ chế lấy thu bù chi , thu hoa hồng ngoại tệ , cân đối thu chi , lập và phát triển quỹ hàng hoá , tăng cường tự doanh hàng xuất nhập khẩu để tạo thêm vốn .
Giữ gìn chữ tín trong kinh doanh , sòng phẳng và chiếu cố hỗ trợ lẫn nhau trong quan hệ buôn bán luôn là phương châm hoạt động của công ty Nhờ vậy công ty đã xây dựng được một hệ thống bạn hàng rộng khắp , tạo được những mối quan hệ làm ăn lâu dài .
2. Khó khăn
+ Khách quan : Như đã nói ở những phần trên , thời gian gần đây tình
hình kinh tế thế giới đang có những biến động xấu . Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á , vụ khủng bố nước Mỹ gây ra tình trạng suy thoái của nền kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta . Giá hàng nông sản xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng kéo theo những thiệt hại về cả doanh thu lẫn lợi nhuận .
Trong khi đó , tuy đã có nhiều đổi mới nhưng chính sách và cơ chế điều hành của Nhà nước đối với một số mặt hàng vẫn còn nhiều bất cập . Năm 1998 , Nhà nước áp dụng luật thương mại trong quản lý xuất nhập khẩu , đồng thời vẫn giữ cơ chế “ đầu mối ” đối với một số mặt hàng xuất khẩu lớn như gạo , phân bón , xăng dầu … Mặt khác sự ra đời của nghị định 57/CP đã
mở rộng tối đa quyền trực tiếp xuất nhập khẩu cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế , việc áp dụng chính sách quản lý ngoại tệ hết sức gắt gao đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty . Công ty mất nhiều khách hàng vốn có quan hệ xuất nhập khẩu uỷ thác từ nhiều năm và phải đối đầu với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt , nguồn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu giảm đáng kể .
Thêm vào đó , sức mua của thị trường trong nước giảm do khả năng thanh toán hạn hẹp , vì vậy nhiều mặt hàng tồn đọng lớn , tiêu thụ chậm , ảnh hưởng đến kinh doanh hàng nhập khẩu . Chi phí đầu vào của sản xuất trong nước vẫn giữ ở mức cao và có xu thế tăng lên , gây khó khăn cho việc cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới . Tình trạng gian lận thương mại , buôn lậu vẫn diễn ra một cách khá phổ biến .
+ Chủ quan : Công ty vẫn phải tiếp tục giải quyết những khó khăn như gánh nặng lao động cũ , công nợ cũ còn tồn đọng quá nhiều … Đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ chuyên môn tuy đã được đào tạo nhưng vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được hết những yêu cầu của sản xuất kinh doanh .
CHƯƠNG III
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty Intimex
I . Hướng chiến lược mở rộng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
Do có những thế mạnh về điều kiện sản xuất nông nghiệp , Đảng và nhà nước ta đã coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu , ưu tiên đầu tư trong và ngoài
nước vào lĩnh vực sản xuất nông sản , nhất là nông sản xuất khẩu . Chuyển dần
từ việc xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô sang xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng chế biến cao , đạt tiêu chuẩn để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế .
Chủ trương lấy thị trường EU , Brazin , Mehico , Asean , Trung Quốc , Mỹ làm thị trường xuất khẩu chính . Ngoài ra các công ty cần phải không ngừng mở rộng thị trường , tiến hành hợp tác liên doanh với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất , chế biến hàng nông sản để có được hàng hoá chất lượng tốt giá trị cao .
Nhà nước cùng với các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động tìm kiếm thị trường nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu , đồng thời nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức , cá nhân tham gia vào lĩnh vực sản xuất , chế biến nông sản Các doanh nghiệp này phát triển sẽ thu hút được nhiều lao động , tận dụng được nguồn lao động dồi dào và cũng góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp đang ngày một gia tăng .
Từ những định hướng trên , mục tiêu được đặt ra tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Trung ương IV là tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản từ 2,4 tỷ
USD/năm lên 5 tỷ USD vào năm 2010 . Như vậy kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản trung bình mỗi năm phải tăng 30% .
Muốn đạt được mục tiêu trên thì điều cốt yếu là phải phát huy được hết khả năng của tất cả các thành phần kinh tế , kết hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng một ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm có trình độ kỹ thuật công nghệ hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá , hiện đại hoá của nước ta .