Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội (Trang 59 - 63)

BẢNG CHẤM CÔNG THEO GIỜ

3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nộ

lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải nhằm đạt được các mục tiêu sau:

+ Tiền lương trở thành công cụ, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích người lao động làm việc có hiệu quả tốt nhất.

+ Tiền lương trở thành công cụ khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật và sáng tạo của người lao động.

+ Tiền lương phải đảm bảo cho người lao động thoả mãn các nhu cầu tối thiểu trong đời sống hàng ngày và từng bước nâng cao đời sống của họ.

+ Cung cấp thông tin rõ ràng, dễ hiểu cho người lao động và các đối tượng quan tâm khác.

+ Phát huy vai trò chủ động sáng tạo và trách nhiệm của người lao động.

Với các mục tiêu nêu trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhỏ nhằm hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng lao động, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương về các tồn tại nêu trên.

Vấn đề 1: Về việc hạch toán khi chi tiền lương

Hàng tháng, phòng TCKT phải phát lương cho 10 bộ phận (6 phòng ban, 4 phân xưởng) trong công ty, mỗi bộ phận lĩnh những khoản tiền khác nhau, thời gian là không cố định tuyệt đối. Vì vậy việc theo dõi lương của riêng từng bộ phận nếu không chi tiết thì rất khó. Theo tôi nghĩ, để giải quyết được vấn đề trên, Công ty có thể chi tiết TK334 thành 10 TK cấp 2.

TK 3341: Phải trả CNV phòng Tài chính kế toán TK 3342: Phải trả CNV phòng kinh doanh

TK 3343: Phải trả CNV phòng tổ chức lao động TK 3344: Phải trả CNV phòng kỹ thuật

TK 3345: Phải trả CNV phòng quản lý TK 3346: Phải trả CNV phòng kế hoạch TK 3347: Phải trả CNV phân xưởng đúc dập TK 3348: Phải trả CNV phân xưởng cơ khí TK 3349: Phải trả CNV phân xưởng lắp ráp TK 3340: Phải trả CNV phân xưởng biến thế

Vấn đề 2: Về công tác tổ chức kế toán

Với hệ thống máy vi tính có sắn, tuy không nhiều nhưng cần phảI được sử dụng năng suất hơn. Công ty cần tạo điều kiện cho các cán bộ phòng kế toán bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng máy tính. Mặc dù kế toán công ty đã có phần mềm riêng nhưng chưa được áp dụng nhiều cho kế

toán tiền lương, nhằm giảm bớt khối lượng công việc cho người làm kế toán và nâng cao hiệu quả trong công tác kế toán.

Vấn đề 3: Về việc thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của CBCNV vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Công ty chế tạo điện cơ cho cán bộ nghỉ phép theo chế độ, tiền nghỉ phép sẽ tính theo lương cấp bậc nhưng không nhân với hệ số sản xuất kinh doanh của công ty. Việc không trích trước tiền lương nghỉ phép là chưa hợp lý vì chỉ dựa vào thực tế của những năm trước, nếu tiền lương nghỉ phép phát sinh tăng đột ngột trong khi đó sản phẩm trong kỳ lại giảm đi đáng kể và số tiền lương này được phân bổ hết vào giá thành sản phẩm thì sẽ làm giá thành biến động tăng bất hợp lý. Thiết nghị công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của CBCNV theo công thức sau:

Tỷ lệ trích trước được xây dựng cho cả năm KH =

Tổng tiền lương nghỉ phép của năm KH phải trả cho CN sản xuất

Tổng tiền lương chính phải trả cho CN sản xuất

Mức trích trước hàng tháng = (% trích trước) * Tiền lương chính phải trả cho CN sản xuất

Vấn đề 4: Về việc hạch toán các khoản trích theo lương

Đối với các khoản BHYT, KPCĐ ngoài số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và sổ lương thì Công ty cần phải có thêm chứng từ phản ánh sự chi trả của BHYT và số BHYT mà người lao động nhận được. Có như vậy thì việc hạch toán các khoản trích theo lương mới đảm bảo độ chính xác và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng dễ theo dõi, kiểm tra.

Trên đây là một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương là một yêu cầu tất yếu của công ty nói riêng và của tất cả các doanh nghiệp nói chung. Mỗi một doanh nghiệp cần phải ngày một hoàn thiện hơn công tác hạch toán của mình để thực hiện tính đúng đắn, tính đủ đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

KẾT LUẬN

Vai trò của kế toán tiền lương trong các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Chi phí tiền lương là một nhân tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Tiền lương có chức năng là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sự phát triển. Tuy nhiên, nó chỉ phát được mặt tích cực khi doanh nghiệp có một chính sách tiền lương hợp lý.

Sau thời gian thực tập ở Công ty TNHH nhà nước một thành viên chế tạo điện cơ, tôi nhận thấy chế độ tiền lương, việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong công ty vừa qua là công cụ quản lý hữu hiệu, vừa là động lực cho người lao động phát huy năng lực trong công tác.

Vì vậy, công ty cần phải hoàn thiện chế độ tiền lương và các khoản trích theo thông qua việc kết hợp giữa chế độ tiền lương hiện hành của nhà nước và đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty.

Chuyên đề này đã phản ánh khái quát chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương của Nhà nước và thực trạng công tác kế toán của công ty chế tạo điện cơ Hà Nội. Những chế độ tiền lương và hạch toán kế toán tiền lương là cơ sở để đưa ra nhận xét, kiến nghị và thực trạng công tác kế toán hạch toán tiền lương tại công ty.

Do trình độ kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú phòng TCKT để chuyên đề thực sự có ý nghĩa.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hải Hà cùng các cô chú nhân viên phòng Tài chính kế toán của Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Hà Nội, ngày tháng năm 200

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w