Tính lương và các khoản phải trả cho CBCN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội (Trang 30 - 32)

2.2.2.1. Tính lương cho CBCNV

2.2.2.1.1. Nguyên tắc phân phối tiền lương

+ Tiền lương được phân phối cho từng lao động, hiệu quả công tác gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Khuyến khích công nhân làm sản phẩm đạt và vượt định mức, đảm bảo chất lượng sản phẩm, khuyến khích công nhân làm sản phẩm và vượt định mức, đảm bảo chất lượng sản phẩm, khuyến khích những CNV có tinh thần trách nhiệm cao, có hiệu quả công tác tốt.

+ Đối với bộ phận hưởng lương theo thời gian, những ngày CBCNV đi làm việc, tham gia đóng góp trực tiếp vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất

kinh doanh nhân với mức lương cơ bản theo nghị định 26 (hệ số sản xuất kinh doanh được công ty và đơn vị quy định từng tháng tuỳ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và mức độ hoàn thành của từng cá nhân).

+ Những ngày nghỉ phép theo chế độ quy định của Nhà nước quy định: nghỉ phép, nghỉ tết, hội họp, tai nạn lao động, nghỉ việc riêng có lý do chính đáng được hưởng lương theo nghị định 26/CP đối với từng trường hợp cụ thể.

+ Những ngày nghỉ ốm đau thai sản, khám chữa bệnh sẽ được hưởng theo mức quy định của chế độ BHXH.

+ Những ngày nghỉ khác, nghỉ vô lý do, nghỉ theo yêu cầu việc riêng + Những ngày nghỉ chờ việc, được hưởng lương chờ việc mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước.

2.2.2.1.2. Cách phân phối cụ thể

* Cách tính tiền lương cụ thể:

+ Đối với nhân viên trực tiếp sản xuất (các phân xưởng sản xuất) những công việc trả lương theo định mức lao động ở phân xưởng, công ty thực hiện trả lương theo số lượng sản phẩm đã nhập kho.

Công thức chung: Lương sản phẩm

của cá nhân =

Đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm * Số lượng từng loại sản phẩm đã nhập kho Công thức tính lương của công ty:

QCN = Q1 + Q2 + Q3

Trong đó:

Q1: Tổng lương chế độ (lương phép), lễ, việc riêng có lương … trách nhiệm, tiền lương đi học, họp tập huấn (quy định 40.000/ngày).

Q2: Lương khoán, được tính toán dựa trên báo cáo kết quả sản phẩm nhập kho của từng người, báo cáo hoàn thành nhập kế hoạch của xưởng.

Lương sản phẩm của cá nhân =

Đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm * Số lượng từng loại sản phẩm đã nhập kho

Q3: Quỹ lương phát sinh, áp dụng khi công nhân viên làm thêm giờ, ngày sẽ có chế độ khuyến khích ưu tiên, theo quy định của công ty là:

Q3 = Q2 * hệ số khuyến khích

Nếu làm thêm ngày thường: hệ số khuyến khích là 1,5 Nếu làm thêm ngày chủ nhật: hệ số khuyến khích là 2 Nếu làm thêm ngày lễ tết: hệ số khuyến khích là 3 Ví dụ:

Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội Đơn vị: Xưởng cơ khí

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội (Trang 30 - 32)