Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả năng dùng vốn tài sản của mình để chi trả các khoản nợ đối với các đơn vị khác. Trong kinh doanh kinh tế thị trường, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là đặc trưng nổi bật, thậm chí còn được coi là một sách lược kinh doanh hữu hiệu, nhưng nó sẽ trở thành con dao hai lưỡi nếu doanh nghiệp không biết vận dụng vào nó một cách linh hoạt và đúng đắn.Việc đánh giá khả năng tính toán giúp cho các nhà quản lý có thể nắm vững được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó sẽ chủ động trong việc sử dụng vốn kinh doanh.
Tình hình tài chính được đánh giá lành mạnh trước hết phải thể hiện được khả năng chi trả, vì vậy chúng ta bắt đầu từ việc khả năng thanh toán, đây là chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp vật liệu. Để đánh giá khả năng thanh toán của Công ty ta có thể sử dụng chỉ tiêu sau:
Bảng 15: Bảng đánh giá tình hình về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số tuyệt đốiSo sánhSố tương đối
1 2 3 4 5
1.Tổng tài sản bình quân (triệu
đồng) 428.871 1.453.487 1.024.616 238,91 2. Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn bình quân (triệu đồng) 272.419 783.720 511.301 187,69 3.Tổng TSLĐ và đầu tư TC ngắn hạn bình quân (triệu đồng) 164.132 606.494 442.362 269,52 4.Tổng nợ ngắn hạn bình quân (triệu đồng) 100.795 313.488 212.693 211,02 5.Tổng TSLĐ bình quân - Hàng tồn
kho bình quân (triệu đồng) 164.132 606.494 442.362 269,52 6.Hệ số khả năng thanh toán tổng
quát(1/2) 1,57 1,85 0,28 17,83
7.Hệ số khả năng thanh toán hiện
thời (3/4) 1,63 1,93 0,3 18,4
8.Hệ số khả năng thanh toán nhanh
(5/4) 1,63 1,93 0,3 18,4
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Điện toán và Truyền số liệu năm 2006 và năm 2007.)
Từ bảng trên ta thấy:
* Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Năm 2006: Công ty đi vay 1 đồng thì có 1,57 đồng tài sản đảm bảo Năm 2007: Công ty đi vay 1 đồng thì có 1,85 đồng tài sản đảm bảo
Qua đó ta thấy được hệ số thanh toán tổng quát tăng 0,28 với tỷ lệ tăng là 17,83%. Tuy nhiên hệ số thanh toán tổng quát 2 năm đều chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là tốt. Tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo.
* Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Năm 2006: 1 đồng nợ ngắn hạn mà công ty đi vay thì có 1,63 đồng TSLĐ và ĐTNH đảm bảo
Năm 2007: 1 đồng nợ ngắn hạn mà công ty đi vay thì có 1,93 đồng TSLĐ và ĐTNH đảm bảo
Ta thấy hệ số thanh toán hiện thời tăng 0,3 với tỷ lệ tăng là 18,4%. Với hệ số như thế này đã đảm bảo đủ khả năng thanh toán của công ty.
* Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Do lĩnh vực kinh doanh của Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC là kinh doanh dịch vụ Internet nên là công ty không có hàng tồn kho vì vậy mà hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty bằng với hệ số khả năng thanh toán hiện thời.
Năm 2006: 1 đồng nợ ngắn hạn mà công ty đi vay thì có 1,63 đồng TSLĐ bằng tiền đảm bảo
Năm 2007: 1 đồng nợ ngắn hạn mà công ty đi vay thì có 1,93 đồng TSLĐ bằng tiền đảm bảo
Hệ số thanh toán nhanh tăng 0,3 với tỷ lệ tăng là 18,4%. Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm sau cao hơn năm trước cho thấy hệ số này đã đảm bảo độ an toàn cho thanh toán nhanh của doanh nghiệp, tức là những khoản nợ ngắn hạn có đủ lượng tiền để thanh toán ngay khi phía bạn hàng đòi nợ.
Như vậy, khả năng thanh toán hiện thời, nhanh năm 2007 so với năm 2006 tăng đáng kể, điều này sẽ giúp cho Công ty không gặp phải khó khăn trong việc giải quyết công nợ. Tuy vậy Công ty vẫn cần phải có biện pháp đẩy mạnh thu hồi tiền vốn của mình nhằm tạo ra điều kiện tài chính an toàn hơn.
2.2.2.4. Đối với vốn kinh doanh.
Trên đây ta đã xem xét các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng của từng loại vốn. Để có cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung của công ty ta cần đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta lập bảng Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh như sau:
Bảng 16: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1 2 3 4 5 6
1.DTT Triệu đồng 344.000 437.000 93.000 27,03
2.LNHĐKD Triệu đồng 140.135 199.498 59.363 43,36
3.VKD bq Triệu đồng 428.871 1.453.487 1.024.616 238,91
4.VCSH bq Triệu đồng 156.452 669.767 513.315 328,1
5.Giá thành toàn bộ Triệu đồng 265.314 310.451 45.137 17,01 6.Vòng quay tổng vốn (1/3) vòng 0,8 0,3 -0,5 -62,5 7.Tỷ suất LN/VKD bq (2/3) vòng 0,33 0,14 -0,19 -57,58 8.Tỷ suất LN/VCSH (2/4) vòng 0,9 0,3 -0,6 -66,67 9.Tỷ suất LN/DT (2/1) vòng 0,41 0,46 0,05 12,2 10.Tỷ suất LN/Ztb (2/5) vòng 0,53 0,64 0,11 20,75
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Điện toán và Truyền số liệu năm 2006 và năm 2007.)
Như vậy, dựa vào số liệu trên ta thấy:
* Vòng quay tổng vốn: vòng quay tổng vốn cho biết toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ. Của năm 2006 là 0,8 vòng, năm 2007 là 0,3 vòng. Năm 2007 so với năm 2006 giảm 0,5 vòng tương ứng với tỷ lệ giảm 62,5 %. Vòng quay của vốn giảm không đáng kể do tốc độ tăng của doanh thu (27,03%) nhỏ hơn tốc độ tăng của VKD (238,91%).
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: Điều này cho thấy cứ một đồng vốn kinh doanh của năm 2006 tạo ra 0,33 đồng lợi nhuận, năm 2007 là 0,14 đồng lợi nhuận. Năm 2007 so với năm 2006 giảm 0,19 đồng với tỷ lệ giảm 57,58%. Nguyên nhân là do lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng chỉ có 43,36% và hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định giảm, trong đó VKD lại tăng lên tận 238,91% làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm đi nhiều. Khả năng sinh lời của vốn là không cao.
Tỷ suất lợi nhận trên vốn chủ sở hữu năm 2007 so với năm 2006 giảm 0,6 đồng với tỷ lệ giảm 66,67%. Nguyên nhân là do lợi nhuận hoạt động kinh doanh chỉ tăng 43,36%, trong đó VCSH tăng lên tới 328,1% làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH giảm đi. Khả năng sinh lời của nguồn vốn này là rất thấp.
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Năm 2006 cứ 1 đồng doanh thu tạo ra 0,41 đồng lợi nhuận, năm 2007 cứ 1 đồng doanh thu tạo ra 0,46 đồng lợi nhuận. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,05 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 12,2%. Nguyên nhân là do lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng 43,36%, trong khi đó DTT tăng lên 27,03% làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng lên.
* Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ: Cứ 1 đồng giá thành toàn bộ năm 2006 tạo ra 0,53 đồng lợi nhuận. Năm 2007 cứ 1 đồng giá thành toàn bộ tạo ra 0,64 đồng lợi nhuận. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,11 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 20,75%. Nguyên nhân là do lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng 43,36%, trong đó giá thành toàn bộ chỉ tăng lên 17,01% làm cho tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ tăng lên.
Qua toàn bộ số liệu nghiên cứu, phân tích và đánh giá ở trên ta thấy công tác tài chính của công ty về cơ bản là tốt, hàng năm vẫn tăng vốn chủ sở hữu và vốn kinh doanh tỷ lệ tăng cao biểu hiện qui mô kinh doanh sản xuất và dịch vụ ngày càng được mở rộng, lợi nhuận tăng, thu nhập và việc làm của người lao động ổn định và tăng dần. Mặt khác xét về hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng phát triển không tốt và lợi nhuận mang lại chưa cao so với số vốn kinh doanh công ty đã bỏ ra. Nếu trong tương lai doanh nghiệp vẫn giữ vững sách lược phát triển như vậy thì hiệu quả sử dụng VKD sẽ giảm đi nhiều nữa. Trong kết cấu nguồn vốn thỉ tỷ lệ vốn vay tương đối cao, chiếm tới 54% tổng nguồn vốn do đó hàng năm công ty sẽ phải trả chi phí lãi vay tương đối lớn, đó là chưa kể đến những khoản nợ quá hạn sẽ phải chịu lãi suất cao hơn. Trong thời gian tới công ty một mặt mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời phải làm tốt công tác thu hồi nợ, cần phải xác định và phân loại các khoản phải thu, khoản nào
trả đúng hạn trên cơ sở đó lập dự phòng phải thu khó đòi, lập kế hoạch và có các chính sách tín dụng phù hợp nhằm sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn.
Trên đây là một số chỉ tiêu thường được sử dụng để làm căn cứ cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, từ đó cho thấy quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng.
2.2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
2.2.3.1. Những kết quả đạt được
• Về tình hình cơ cấu nguồn vốn
Công ty đã tận dụng mọi tiềm năng bên trong và bên ngoài mà công ty có thể huy động được nhằm tăng vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 của công ty chiếm tỷ lệ 46% trong tổng vốn và chủ yếu là tự bổ sung từ lợi nhuận để lại qua các năm. Việc huy động vốn của công ty đạt được thành công lớn đó là tỷ trọng nợ vay ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Đây chính là sự cố gắng lỗ lực của công ty trong việc chiếm dụng vốn và huy động vốn.
• Về việc sử dụng nguồn vốn
Hoạt động kinh doanh của công ty đang trong giai đoạn được mở rộng, công ty tự xoay sở vốn bằng cách chủ yếu tự bổ sung từ lợi nhuận để lại và tranh thủ chiếm dụng vốn của đơn vị khác.
• Về khả năng thanh toán
Công ty có khả năng thanh toán tương đối cao. Công ty không gặp phải khó khăn trong việc giải quyết công nợ.
• Về hiệu quả sử dụng vốn.
Hệ thống tài sản cố định của công ty tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.Hiện tại các tài sản cố định đang đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy năng lực sản xuất mang lại hiệu quả cho công ty và bằng chứng là quỹ khấu hao được trích tăng 128.493 triệu đồng tương đương 222%. Điều này chứng tỏ trong những năm qua Công ty đã mở rộng đầu tư tìm kiếm thị trường, khai thác thị trường và đầu tư thích đáng.
2.2.3.2. Những tồn tại hạn chế.
• Về cơ cấu nguồn vốn
Công ty vẫn chưa đảm bảo tốt việc trả nợ, nộp nghĩa vụ với Nhà nước, và chưa thành công trong việc trích lập các quỹ, nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài thì công ty sẽ tự đánh mất dần uy tín với bạn hàng, nhà cung ứng vật tư.
Tuy vậy nhưng công tác tài chính của công ty về cơ bản là tốt, hàng năm vẫn tăng vốn chủ sở hữu và vốn kinh doanh tỷ lệ tăng cao. Tuy nhiên công ty vẫn cần phải đề ra nhiều giải pháp nhằm sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hơn.
• Về việc sử dụng nguồn vốn.
Hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng phát triển không tốt và lợi nhuận mang lại chưa cao so với số vốn kinh doanh công ty đã bỏ ra. Nếu trong tương lai doanh nghiệp vẫn giữ vững sách lược phát triển như vậy thì hiệu quả sử dụng VKD sẽ giảm đi nhiều nữa. Trong kết cấu nguồn vốn thỉ tỷ lệ vốn vay tương đối cao, chiếm tới 54% tổng nguồn vốn do đó hàng năm công ty sẽ phải trả chi phí lãi vay tương đối lớn, đó là chưa kể đến những khoản nợ quá hạn sẽ phải chịu lãi suất cao hơn.
• Về các chỉ tiêu sinh lợi
Trong hoàn cảnh tình hình thị trường có nhiều biến động không thuận lợi và do công ty đã chưa sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn mà mình đã bỏ ra vì vậy các chỉ tiêu sinh lợi của năm 2007 chưa cao so với năm 2006. Đây là dấu hiệu không tốt,công ty cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa nhằm sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn vốn kinh doanh của mình.
• Về hiệu quả sử dụng vốn
Công ty sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả, vòng quay vốn lưu động của công ty thấp. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty còn khiêm tốn, các khoản mục trong vốn lưu động được phân bổ chưa phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, đặc biệt là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chưa có. Dẫn tới
tốc độ luân chuyển vốn chậm, thời gian ứ đọng vốn dài, do vậy công ty cần xem lại việc sử dụng vốn của mình.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU
3.1. Định hướng kinh doanh của công ty trong tương lại.
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chất lượng dịch vụ và tốc độ là hai yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Ngay từ khi thành lập năm 1989 Công ty đã không ngừng cố gắng để có thể cung cấp dịch vụ dựa trên triết lý kinh doanh "Uy Tín và Tốc độ".
Hoà cùng với xu hướng tự do hoá trong nền kinh tế cũng như trong viễn thông trên thế giới và tại Việt nam, trong các năm qua Công ty đã không ngừng phấn đấu thay đổi trong phương pháp và hình thức quản lý để đáp ứng được sự thay đổi, đứng vững và phát triển trên thị trường.
Năm 1999 đánh dấu việc xây dựng "Văn hoá VDC" với mục tiêu tạo động lực thúc đẩy tinh thần làm việc, tính tự chủ sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao... cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong Công ty, cải thiện tinh thần thái độ phục vụ đối với khách hàng cũng như cải thiện các qui trình qui định kinh doanh.
Sự phát triển của nền kinh tế Internet, của thương mại điện tử đã thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống của các doanh nghiệp, ngày càng nhiều các doanh nghiệp dựa vào Internet để kinh doanh. Với phương châm kinh doanh: "Đối tác tin cậy trong kỷ nguyên công nghệ thông tin" VDC tin tưởng sẽ mang đến cho khách hàng những ý tưởng, mô hình kinh doanh thành công trong "Nền kinh tế Internet".
Tất cả vì một mục tiêu: cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Vì vây định hướng kinh doanh của công ty là :
• Luôn giữ vững và phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác, bạn hàng: Phát triển và mở rộng hệ thống hỗ trợ dịch vụ (24h/24h, 7 ngày trong tuần) thống nhất trên toàn quốc thông qua số điện thoại truy nhập 1801260, các hoạt động chăm sóc khách hàng được thực hiện trên tất cả phương tiện như điện thoại, fax, email và hỗ trợ trực tuyến thông qua Website hỗ trợ khách hàng :
• Không ngừng phát triển đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, tăng cường cung cấp các giải pháp tích hợp trọn gói cho khách hàng đáp ứng mọi nhu cầu, mọi khả năng chi phí, mọi nơi và mọi lúc.
• Nâng cao năng lực mạng lưới thông qua việc áp dụng các công nghệ mới, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp, xây dựng một "Hệ thống mạng khu vực" không dừng lại trong Việt nam mà mở rộng các điểm truy nhập trên thế giới tập