Thực trạng về tổ chức nguồn vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC (Trang 37)

Thực trạng về tổ chức nguồn vốn của Công ty được thể hiện đầy đủ và chính xác trên bảng cân đối kế toán của đơn vị trong hệ thống báo cáo tài chính hàng năm. Thông qua các chỉ tiêu phản ánh về nguồn vốn ta phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn, sự biến động nguồn vốn qua các năm, kết cấu của nguồn vốn ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn ta lấy số liệu tại bảng cân đối kế toán của Công ty trong hai năm liền kề là năm 2006 và năm 2007. Căn cứ số liệu ta lập bảng nghiên cứu đánh giá biến động về nguồn vốn kinh doanh như sau:

Bảng nghiên cứu đánh giá biến động về nguồn vốn kinh doanh

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Stt Nguồn vốn MS Năm 2006 Năm 2007

So sánh

Số tuyệt đối Số tương đối

1 2 3 4 5 6 7

A. Nợ phải trả 300 272.419 783.720 511.301 187,69

I. Nợ ngắn hạn 310 100.795 313.488 212.693 211,02

1 Vay ngắn hạn 311 19.151 53.293 34.142 178,28

2 Nợ dài hạn đến hạn trả 312 0 0 - -

3 Phải trả cho người bán 313 59.469 184.958 125.489 211 4 Người mua trả tiền trước 314 2.621 9.404 6.783 258,79 5 Thuế & các khoản phải

nộp cho NN 315 302 690 388 128,48 6 Phải trả CNV 316 7.862 21.944 14.082 179,11 7 Các khoản phải nộp khác 318 11.390 43.199 31.809 279,27 II. Nợ dài hạn 320 158.003 423.209 265.206 167,85 1 Vay dài hạn 321 158.003 423.209 265.206 167,85 2 Nợ dài hạn 322 0 0 - - III Nợ khác 330 13.621 47.023 33.402 245.22 1 Chi phí phải trả 331 8.173 26.333 18.160 222,2 2 Tài sản thừa chờ xử lý 332 21.794 73.356 51.562 236,59 B. Nguồn vốn CSH 400 156.452 669.767 513.315 328,1 I. Nguồn vốn quỹ 410 151.758 656.372 504.614 332,51

1 Nguồn vốn kinh doanh 411 505.860 961.801 455.941 90.13

2 Chênh lệch đ.giá lại TS 412 0 0 - -

3 Chênh lệch tỷ giá 413 132 263 131 99,24

4 Quỹ đầu tư phát triển 414 4.988 4.988 - 0,00

5 Quỹ dự phòng tài chính 415 0 0 - -

6 Lợi nhuận chưa phân

phối 416 -359.222 -310.680 48.542 -13,51

7 Quỹ đầu tư XDCB 417 0 0 - -

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác

420 4.694 13.395 8.701 185,36

1 Quỹ trợ cấp mất việc làm 421 3.333 9.510 6.177 185,33 2 Quỹ khen thưởng phúc

lợi

422 422 1.206 784 185,78

3 Quỹ quản lý của cấp trên 422 939 2.679 1.740 185.3

Tổng cộng nguồn vốn 430 428.871 1.453.487 1.024.616 238.91

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Điện toán và Truyền số liệu năm 2006 và năm 2007.)

- Cột 4: (Số ĐN 2006 + Số CN 2006)/2 - Cột 5: (Số ĐN 2007 + Số CN 2007)/2 - Cột 6: Số tuyệt đối = cột (5) - cột (4)

- Cột 7 : Số tương đối = (cột (5) / cột (4) – 1)* 100

Từ bảng nghiên cứu đánh giá biến động nguồn vốn qua 2 năm 2006 và 2007 của Công ty Điện toán và Truyền số liệuta thấy:

Năm 2007 so với năm 2006 tổng nguồn vốn tăng 1.024.616 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 238.91%. Tuy vậy kết cấu của nguồn vốn kinh doanh do nhiều yếu tố tác động. Ta sẽ phân tích từng yếu tố tác động đến kết cấu nguồn vốn của công ty:

A. Nợ phải trả: năm 2007 so với năm 2006 tăng 511.301 triệu đồng hay tỷ lệ tăng 187,69%. Đây là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến nguồn vốn. Nợ phải trả tăng là do 3 nhân tố ảnh hưởng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác.

I. Nợ ngắn hạn năm 2007 so với năm 2006 tăng 212.693 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 211,02%. Đây là nhân tố ảnh hưởng thứ yếu đến nợ phải trả tăng. Nguyên nhân làm cho nợ ngắn hạn tăng:

1.Vay ngắn hạn: năm 2007 so với năm 2006 tăng 34.142 triệu đồng hay tỷ lệ tăng 178,28%. Đây là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến Nợ ngắn hạn. Nguyên nhân do vốn chủ sở hữu thấp nên công ty phải đi vay mà vay ngắn hạn là một hình thức đi vay để trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Khoản vay ngắn hạn phải được công ty sử dụng có hiệu quả vì nếu không sẽ bị mất khả năng thanh toán do các khoản nợ đến hạn không thanh toán được.

2. Nợ dài hạn đến hạn trả: năm 2007 và 2006 không phát sinh.

3. Phải trả cho người bán năm 2007 so với năm 2006 tăng đồng với tỷ lệ tăng 125.489 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 211%. Chứng tỏ công ty vẫn chưa có đủ khả năng trả nợ cho đối tác một cách nhanh chóng.

4. Người mua trả tiền trước năm 2007 so với năm 2006 tăng 6.783 triệu đồng với tỷ lệ tăng 258,79%. Người mua ứng trước tiền hàng khiến cho đây là một khoản

uy tín trên thị trường nên được bạn hàng tín nhiệm đã ứng trước tiền hàng, hơn nữa đây cũng là nghệ thuật khéo léo của cán bộ làm công tác tài chính tại công ty. Vì vậy lượng vốn này tạm thời được sử dụng, tuy vậy cũng phải sử dụng có hiệu quả vì nếu không sẽ ảnh hưởng ngay đến uy tín của công ty nếu xảy ra rủi ro thì không những khoản nợ tăng thêm mà uy tín của công ty cũng bị giảm sút khiến cho việc kinh doanh sau này gặp ảnh hưởng.

5. Thuế và các khoản phải trả phải nộp nhà nước : năm 2007 so với năm 2003 thì số phải nộp cho Nhà nước đã tăng 388 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 128,48%. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp cần thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước nhanh chóng hơn.

6. Phải trả công nhân viên: năm 2007 so với năm 2006 tăng 14.082 triệu đồng với tỷ lệ tăng 179,11%. Nhìn vào số liệu này cho thấy là một đơn vị kinh doanh, việc công ty chiếm dụng vốn mà không phải bỏ chi phí sử dụng vốn là một nghệ thuật. Tuy nhiên 2 năm qua công ty chiếm dụng của CNV là tương đối lớn, năm sau lại cao hơn năm trước. Từ đó cho thấy nếu công ty vẫn giữ chính sách tài chính như hiện tại thì dễ dẫn đến tình trạng cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp sẽ chán nản, năng suất lao động giảm sút, làm giảm hiệu quả kinh doanh.

7. Các khoản phải nộp khác: Năm 2007 so với năm 2006 tăng 31.809 triệu đồng với tỷ lệ tăng 279,27%, chứng tỏ Công ty vẫn chưa có khả năng thanh toán và thực hiện tốt nghĩa vụ thu nộp, công ty cần có giải pháp thanh toán để giữ chữ tín trong kinh doanh.

II. Nhìn vào bảng ta thấy nợ dài hạn cũng là một nguyên nhân lớn khiến cho nợ phải trả tăng lên. Nợ dài hạn giữa năm 2007 so với năm 2006 tăng 265.206 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 167,85%. Đây là nhân tố ảnh hưởng thứ yếu đến nợ phải trả. Điều này cho thấy trong năm 2007 có nhiều hợp đồng kinh tế lớn, cần thời gian dài nên đã làm cho vay dài hạn tăng.

III. Bên cạnh đó là nợ khác: Nợ khác của năm 2006 là 13.621 triệu đồng, sang đến năm 2007 khoản nợ khác này tăng lên 47.023 triệu đồng. Như vậy, số

với tỷ lệ tăng 245.22%. Đây là nhân tố ảnh hưởng thứ yếu đến nợ phải trả. Nguyên nhân làm cho nợ khác tăng lên là:

1.Chi phí phải trả: Năm 2007 so với năm 2006 tăng lên là 18.160 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 222,2% .

2. Tài sản thừa chờ xử lý: Năm 2007 so với năm 2006 tăng 51.562 triệu đồng với tỷ lệ tăng 236,59%.

B. Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn quỹ của năm 2007 so với năm 2006 tăng lên là 513.315 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 328,1%. Đây là nhân tố ảnh hưởng thứ yếu đến nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn CSH tăng lên là do 2 nguyên nhân là nguồn vốn quỹ và nguồn kinh phí, quỹ khác.

I. Nguồn vốn quỹ: năm 2007 so với năm 2006 tăng lên là 504.614 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 332,51%. Nguyên nhân chính là do:

1.Nguồn vốn kinh doanh năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 455.941 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 90.13%. Từ đó cho thấy tốc độ tăng của chỉ tiêu này cũng khá lớn làm tăng quy mô nguồn vốn kinh doanh.

2.Chênh lệch đánh giá lại TS: năm 2006, 2007 không phát sinh

3.Chênh lệch tỷ giá: năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 131 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 99,24%. Qua đó cho thấy công ty đã có những biện pháp xử lý linh hoạt về tỷ giá để từ đó có điều kiện tăng ngồn vốn của công ty.

4. Quỹ đầu tư phát triển: năm 2007 so với năm 2006 không thay đổi vẫn là 4.988 triệu đồng. Tuy nguồn vốn quỹ chưa nhiều nhưng công ty đã chú trọng trong việc trích lập quỹ đầu tư phát triển, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả như : đầu tư mở rộng phát triển kinh doanh, đổi mới thay thế, cải tiến kỹ thuật máy móc, thiết bị, TSCĐ.

5.Quỹ dự phòng tài chính: năm 2007, 2006 không phát sinh, công ty chưa quan tâm tới quỹ dự phòng tài chính điều này cho thấy công ty chưa nhận thức được việc phải bù đắp những tổn thất thiệt hại về tài sản do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn và những rủi ro trong kinh doanh không được tính vào trong giá thành và đền bù

của cơ quan bảo hiểm vì vậy công ty phải xem xét lại việc trích lập các quỹ của mình.

6.Lợi nhuận chưa phân phối: năm 2007 so với năm 2006 tăng là 48.542 triêu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 13,51%. Từ đó cho thấy cố gắng của công ty để thoát khỏi tình trạng thua lỗ.

7.Quỹ đầu tư XDCB: năm 2007, 2006 không phát sinh

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác năm 2007 so với năm 2006 tăng là 8.701 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 185,36%. Với tốc độ tăng lớn cho thấy công ty đã thành công trong việc bổ sung vốn cho kinh doanh.

1.Quỹ trợ cấp mất việc làm năm 2007 so với năm 2006 tăng 6.177 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 185,33%. Điều này cho thấy việc trợ cấp cho người lao động có thời gian lao động tại doanh nghiệp đủ 1 năm trở lên bị mất việc làm và chi cho việc đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang việc mới tăng lên tạo điều kiện cho nhân viên trong công ty yên tâm làm việc.

2.Quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2007 so với năm 2006 tăng 784 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 185,78%. Với tốc độ tăng như vậy cho thấy công ty đã thành công trong việc bổ sung vốn kinh doanh. Tạo điều kiện cho việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động trong công ty.

3. Quỹ quản lý của cấp trên: năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.740 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 185.3%

Tóm lại Công ty Điện toán và Truyền số liệu trong hai năm 2007 và 2006 nguồn vốn sản xuất kinh doanh có nhiều biến động, nguồn vốn mà doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay vì vốn chủ sở hữu thấp, nguồn vốn kinh doanh thấp nhưng Công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng và các đối tác để đảm bảo vốn cho kinh doanh. Tuy vậy nhưng Công ty vẫn chưa đảm bảo tốt việc trả nợ, nộp nghĩa vụ với Nhà nước, và chưa thành công trong việc trích lập các quỹ, nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài thì công ty sẽ tự đánh mất dần uy

về cơ bản là tốt, hàng năm vẫn tăng vốn chủ sở hữu và vốn kinh doanh tỷ lệ tăng cao. Tuy nhiên công ty vẫn cần phải đề ra nhiều giải pháp nhằm sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hơn.

Sự thay đổi nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý và sử dụng vốn và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó phải kể đến 2 loại vốn quan trọng nhất là vốn cố định và vốn lưu động.

2.2.2. Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty.

2.2.2.1. Đối với vốn cố định.

Trong cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty thì vốn cố định chiếm một tỷ trọng lớn, qui mô và công nghệ của máy móc là yếu tố quyết định tới khả năng tăng trưởng và cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường, bởi vậy sự biến động của vốn cố định sẽ ảnh hưởng lớn đến trình độ, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất. Vốn cố định trong công ty bao gồm giá trị tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn.

Theo bảng cân đối kế toán của Công ty qua hai năm 2007 và 2006 ta thấy tài sản cố định và đầu tư dài hạn đều tăng số với đầu kỳ chứng tỏ Công ty đang thực hiện các dự án đầu tư và phướng án mở rộng sản xuất vì vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Sử dụng vốn cố định là một nội dung quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp do đó việc ra các quyết định như điều chỉnh qui mô và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mới hay hiện đại hoá tài sản cố định và các biện pháp khai thác năng lực sản xuất của Tài sản cố định từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là việc làm thường xuyên của cán bộ tài chính. Qua từng thời kỳ cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến vốn cố định và có điều chỉnh kịp thời. Những chỉ tiêu đánh giá sự biến động vốn cố định là số chênh lệch tuyệt đối và tương đối của vốn cố định qua 2 năm 2007 và 2006.

Từ bảng cân đối kế toán ta có:

Bảng 11: Bảng nghiên cứu đánh giá biến động về vốn cố định

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Stt Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số tuyệt đốiSo sánhSố tương đối

1 2 3 4 5 6 1 Nguyên giá TSCĐ 222.608 690.264 467.656 210,08 2 Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ 57.878 186.371 128.493 222 3 Vốn cố định (1- 2) 164.730 503.893 339.163 205,89

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Điện toán và Truyền số liệu năm 2006 và năm 2007.)

Như vậy theo số liệu ta thấy năm 2007 so với 2006

- Nguyên giá tài sản cố định tăng: 467.656 triệu đồng với tỷ lệ tăng 210,08% - Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ tăng : 128.493 triệu đồng với tỷ lệ tăng 222%.

- Vốn cố định tăng : 339.163 triệu đồng với tỷ lệ tăng 205,89%.

Từ những số liệu tổng hợp trên ta thấy trong năm 2007 vốn cố định tăng, công ty có đầu tư thêm nhiều tài sản cố định, hiện tại các tài sản cố định đang đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy năng lực sản xuất mang lại hiệu quả cho công ty và bằng chứng là quỹ khấu hao được trích tăng 128.493 triệu đồng tương đương 222%. Điều này chứng tỏ trong những năm qua Công ty đã mở rộng đầu tư tìm kiếm thị trường, khai thác thị trường và đầu tư thích đáng cho nên năm 2007 lợi nhuận của công ty đã tăng lên đáng kể so với năm 2006 và như vậy sự đầu tư của Công ty đã có hiệu quả và đang phát huy.

Chỉ tiêu đvt Năm 2006 Năm 2007 Số tuyệt đốiSo sánhSố tương đối 1 2 3 4 5 6 1.Doanh thu thuần triệu đồng 344.000 437.000 93.000 27,03 2.LN HĐKD triệu đồng 140.135 199.498 59.363 43,36 3.Vốn CĐ bq triệu đồng 164.730 503.893 339.163 205,89 4.Nguyên giá TSCĐ bq triệu đồng 222.608 690.264 467.656 210,08 5.Hiệu suất SD TSCĐ (1/4) lần 1,545 0,633 -0,912 -59,03 6.Sức SXKD VCĐ (1/3) lần 2,088 0,867 -1,221 -58,48 7.Hàm lượng VCĐ (3/1) lần 0,479 1,153 0,674 140,71

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w