CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ
2.2.2. Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ
Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày một đa dạng. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ chiếm tới 74% tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu tôm sang Mỹ đứng thứ 4 về giá trị và đứng thứ 7 về khối lượng.
Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt trên 80 triệu USD, tăng gấp đôi năm 1997 (40 triệu USD). Năm 1999 kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ vượt qua ngưỡng 100 triệu USD, đạt 130 triệu USD, tăng 62,5% so với năm 1998.
Bảng 13 : Mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ năm 2000 - 2004
(Đơn vị : Nghìn USD)
Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004
Tôm nước lợ 185,12 308,70 368,62 468,93 277,45 Cá sống 175 216 201 271 357 Cá sấy khô, ướp muối, hun
Hải sản thân mềm, nhuyễn
thể 8,17 6,16 5,82 7,44 6,18 Cá đông lạnh (không bao
gồm cá filê hoặc cá thịt khác)
6,80 10,22 9,23 10,70 14,71 Cá tươi (không bao gồm cá
filê hoặc cá thịt khác) 9,59 16,64 24,67 23,66 25,38 Cá filê và cá thịt khác tươi,
hoặc đông lạnh 32,61 41,72 69,17 56,45 78,36
(Nguồn : Số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ)
Năm 2000, cơ cấu thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ có sự điều chỉnh mạnh và Việt Nam đã nắm bắt cơ hội chen chân vào thị trường rộng lớn này. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng đột ngột lên 2,14 lần so với năm 1999 và là mức tăng nhanh nhất trong số các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ.
Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng 70.930 tấn thuỷ sản các loại, trị giá 489.03 triệu USD.
Năm 2002, khối lượng các mặt hàng xuất khẩu đã tăng lên 98.664 tấn, đạt 654.98 triệu USD, chiếm 32,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản (kể cả chế biến) đạt 777.66 triệu USD, tiếp tục xếp vị trí thứ hai sau hàng dệt may trong bảng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, chiếm 35,3% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong nhóm hàng thuỷ sản, tôm đông
lạnh đạt kim ngạch 469 triệu, chiếm 64% tổng kim ngạch nhóm hàng thuỷ sản. Tôm và cua chế biến đạt 162 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu cá phi lê giảm khoảng 19% so với trước do tác động của thuế chống bán phá giá.
Năm 2004, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào Hoa Kỳ các mặt hàng như mực đông lạnh, bạch tuộc đông lạnh, tôm đông lạnh, cá ngừ, cá đông lạnh, mực khô, các khô và các mặt hàng khác với tổng số lượng đạt 91.380.6 tấn, trị giá là 602.9 triệu USD. Hoa Kỳ chiếm 25,1% thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong đó, tôm đông lạnh đạt 37.060 tấn, trị giá 397 triệu USD, cá đông lạnh đạt 33.680 tấn, trị giá 119 triệu USD.
Năm 2005, do tác động đồng thời của việc áp thuế chống bán phá giá cá tra, cá ba sa philê đông lạnh và tôm đông lạnh, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ có phần giảm sút, thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 23% thị phần xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy vậy, trong tương lai tiêu thụ thuỷ sản của Mỹ vẫn tiếp tục tăng trong khi lượng thuỷ sản trong nước chỉ cung cấp được từ 15 – 20%, nên nhập khẩu của Mỹ sẽ tăng không chỉ đối với riêng Việt Nam. Nhiều mặt hàng thuỷ sản khác nhau có thể sẽ được nhập khẩu vào thị trường này để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của các tầng lớp dân cư Mỹ và một phần không nhỏ phục vụ cho nhu cầu tái chế và tái xuất. Tôm đông lạnh, tôm nguyên liệu, cá ngừ đóng hộp, cá ngừ, cá rô phi sẽ là những mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ lớn. Mặc dù các doanh nghiệp sẽ còn gặp phải có nhiều sóng gió và biến động trên thị trường này, nhưng Hoa Kỳ vẫn là thị trường chứa đựng nhiều tiềm năng và cần tiếp tục mở rộng do nhu cầu nhập khẩu
hàng thuỷ sản hằng năm lớn (khoảng 10 tỷ USD), giá thường cao hơn các thị trường khác.