Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 49 - 51)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ

2.1.3.Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu

Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong thời gian hơn 2 thập kỷ qua. Năm 1986 hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng nguyên liệu sơ chế đông lạnh, trong đó tôm chiếm tới 64%, xuất khẩu cá không đáng kể. Từ đó đến nay, mặc dù khối lượng và giá trị xuất khẩu tôm vẫn liên tục tăng nhưng tỷ trọng trong tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu đã giảm dần do các mặt hàng khác tăng nhanh hơn, đặc biệt là cá. Kết quả xuất khẩu những năm gần đây cho thấy rõ diễn biến đó. Đến năm 2003, xuất khẩu cá đã chiếm 1/3 khối lượng và 1/5 giá trị xuất khẩu. Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu 258,25 nghìn tấn cá các loại (chiếm tới 40,91% khối lượng xuất khẩu) gồm các mặt hàng cá đông lạnh, cá khô, và sản phẩm cá trị gia tăng khác, thu về 691,94 triệu USD (25,36% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản). Trong năm 2006, tỷ trọng cá xuất khẩu còn tăng cao hơn nữa (33,1% giá trị xuất khẩu thuỷ sản) và xu thế này còn tiếp diễn trong thời gian tới. Tuy nhiên, tôm đông lạnh vẫn duy trì được vị trí là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu, chiếm gần 1/2 giá trị xuất khẩu, tiếp theo là cá đông lạnh với tỷ trọng xấp xỉ 22%. Mặt hàng mực, bạch tuộc đứng vị trí thứ ba chiếm 5 – 7%, tỷ trọng hàng khô có xu hướng giảm (11,7% năm 2001 xuống còn 5,83% năm 2005).

Người tiêu dùng ngày càng hướng tới sử dụng các loại sản phẩm chất lượng cao, tiện dụng, tốn ít thời gian chế biến. Đáp ứng yêu cầu này, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam đã tăng cường đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất hiện đại, sản xuất ra nhiều chủng loại mặt hàng đa dạng, tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng cũng được nâng lên, điều này đã

đem lại lợi ích rõ rệt. Để thể hiện rõ tình hình xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản, xin đề cập chi tiết hơn đến các nhóm mặt hàng chính của Việt Nam là tôm, cá và nhuyễn thể.

(Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thuỷ sản)

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 49 - 51)