Chưa chủ động tìm kiếm các kênh huy động mới

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ ở Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 (Trang 33)

Công ty chưa chủ động trong việc tìm kiếm các kênh huy động vốn mới, vẫn chỉ trông chờ vào các kênh huy động vốn cũ, việc huy động chủ yếu dựa trên mối quan hệ thân tín, lâu năm của Công ty với các tổ chức, cá nhân cho. Đặc biệt đối với nguồn vốn vay ngân hàng hiện nay. Mối quan hệ dựa trên mối thâm giao này sẽ không còn hiệu quả khi điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi những nguồn vốn dễ dàng tiếp cận hơn như vay vốn nội bộ lại chưa được Công ty khai thác một cách triệt để. Chính vì thiếu chủ động trong tìm kiếm các kênh huy động mới nên Công ty thường gặp khó khăn khi điều kiện vay vốn thay đổi.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN 1. 3.1. NHU CẦU VỐN CHO ĐỔI MỚI THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.

Để đáp ứng nhu cầu trong thời gian tới, Công ty đã và đang có kế hoạch mua sắm thiết bị máy móc mới để bổ sung, thay thế các thiết bị cũ đang sử dụng.

Trong thời gian tới Công ty phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Cung cấp cột thép.

- Cung cấp cột thép mạ kẽm Dự án ĐZ 220kV Hàm Thuận-Phan Thiết (141 cột).

- Cung cấp cột thép mạ kẽm Dự án ĐZ 220kV Tân Định-Bình Long (198 cột).

- Cung cấp cột thép mạ kẽm Dự án ĐZ 110kV Xuân Trường - Đức Linh (134 cột)

Trạm biến áp.

- Trạm biến áp 220kV Phan Thiết 125MVA

- Trạm biến áp 500kV - Ô môn 450MVA

Đường dây.

- ĐZ 110kV Trảng Bàng - Đức Hoà (34 km)

- ĐZ 220kV Hạ Sông Ba - Tuy Hoà (35,46 km)

- ĐZ 220kV Bản Lả - Vinh (đoạn từ ĐĐ - G33) và mở rộng ngăn lộ tại

trạm 220kV Hưng Đông (35,12 km)

- ĐZ 220 Kv Ô Môn - Sóc Trăng (79,96 km)

- ĐZ 500kV Quảng Ninh - Thường Tín (đoạn từ G31-G35) (23,96 km) Để thực hiện được các nhiệm vụ trên đảm bảo đúng tiến độ thi công và chất lượng, Công ty có kế hoạch mua sắm một số trang thiết bị cụ thể như sau:

Nhóm thiết bị sản xuất cột thép.

- Máy đột lỗ thép tấm CNC kiểu P803A_Italy 4 máy

- Máy đột dập trục khuỷu 100T 2 chiếc

- Máy khoan đứng G40 2 cái

- Máy khoan đứng 2H135 2 cái

Nhóm thiết bị thi công lắp dựng cột thép

- Cần bích hợp kim nhôm 12 m - Đức 20 bộ

Nhóm thiết bị thi công kéo căng dây

- Máy ép thuỷ lực 100 tấn - Nhật 2 máy

- Máy hãm dây thuỷ lực Y 2110 - 120 - Hàn Quốc 3 máy

Nhóm thiết bị đo, thí nghiệm, trắc địa

- Máy kinh vĩ điện tử DT-104 Nhật Bản 2 cái

- Máy trắc địa THEO 020 CHLB Đức 1 cái

- Bộ thử dầu MBA 80KV (80AF/2) CHLB Đức 2 cái

- Thiết bị điện - Đo đa năng M120 Nhật Bản 4 cái

Ước tính nhu cầu vốn cho việc mua sắm khoảng: 46.154.466.945 VNĐ

Đây là một số vốn tương đối lớn và cần được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Việc huy động vốn sẽ được chia thành 2 giai đoạn căn cứ vào nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị cụ thể của các công trình, dự án sẽ thực hiện trong thời gian tới.

Giai đoạn thứ nhất (2008-2009) cần: 26.452.146.786 VNĐ Giai đoạn thứ hai (2009-2010) cần: 19.702.320.159 VNĐ

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ . ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ .

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ trong thời gian tới, Công ty có thể áp dụng nhiều giải pháp trước mắt khác nhau. Các giải pháp này phải đạt được mục đích: số vốn huy động phải đủ với nhu cầu sử dụng trong thời gian thực hiện đầu tư, kịp thời với quá trình đầu tư và chi phí huy động ở mức chấp nhận được.

Trong phần này em xin đưa ra một số biện pháp để đẩy mạnh huy động vốn cho đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ của Công ty. Đối với các biện pháp Công ty đã thực hiện em sẽ không đề cập lại mà xin bổ sung thêm một số ý kiến để hoàn thiện. Ngoài ra em đề xuất một số biện pháp thực hiện mới mà Công ty nên áp dụng trong thời gian tới. Em sẽ tập trung phân tích các ưu điểm cũng như nhược điểm của các biện pháp này đối vói tình hình thực tế tại Công ty.

3.2.1. Các giải pháp ngắn hạn.3.2.1.1. Nguồn khấu hao cơ bản. 3.2.1.1. Nguồn khấu hao cơ bản.

Như đã trình bày, nguồn vốn khấu hao cơ bản sẽ được doanh nghiệp sử dụng để tái sản xuất và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguồn khấu hao TSCĐ trong năm 2008 là: 12.673.895.458 VNĐ

Như vậy nếu được huy động 100% thì Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 có thể đáp ứng được 48 % số lượng vốn cần thiết để mua sắm, đổi mới thiết bị và công nghệ trong năm 2008.

Trong thời gian tới, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu huy động vốn của mình Công ty có thể tăng tỷ lệ khấu hao TSCĐ hiện nay. Tuy nhiên Công ty cần phải xem xét tới việc cân đối giá thành sản phẩm khi tăng tỷ lệ khấu hao TSCĐ để các sản phẩm của Công ty vẫn giữ được sự cạnh tranh trên thị trường.

3.2.1.2. Nguồn lợi nhuận để lại cho quỹ đầu tư phát triển.

Như đã trình bày, hiện nay Công ty trích phần miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để thành lập đầu tư phát triển. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị hiện nay, ngoài khoản miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty nên trích 1 phần lợi nhuận sau thuế để lại cho quỹ đầu tư phát triển. Tỷ lệ trích tối thiểu là 10%. Đây là tỷ lệ trung bình của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực. Trong tương lai, khi phần miễn giảm thuế thu nhập không còn, Công ty có thể tăng tỷ lệ trích lợi nhuận sau thuế để lại cho quỹ đầu tư phát triển .

Nếu Công ty trích thêm 10% lợi nhuận sau thuế để lập quỹ đầu tư phát triển thì số tiền huy động được trong năm 2008 sẽ là: : 3.776.334.064 VNĐ

Như vậy Công ty sẽ huy động được thêm: 764.247.636 VNĐ

Tuy đây không phải là khoản tiền lớn nhưng trong giai đoạn khó khăn hiện nay số tiền này sẽ giúp công ty hạn chế vay nợ.

3.2.2. Các giải pháp dài hạn.

3.2.2.1. Vay dài hạn cán bộ công nhân viên.

Tính đến 31/12/2007 Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 đã huy động vốn theo phương thức này được 14.345.384.060 VNĐ trong đó:

+ Vay từ quỹ tiết kiệm gia đình: 4.835.874.346 VNĐ

+ Vay từ tiết kiệm trong sản xuất: 9.509.509.714 VNĐ

Trong thời gian tới khả năng huy động vốn dưới hình thức này tại Công ty rất có triển vọng, Công ty cần chú trọng huy động tối đa. Theo tính toán của Công ty và dựa vào tình hình thu nhập thực tế tại một số Công ty Xây lắp điện trong nước thì Công ty có thể huy động số vốn từ quỹ tiết kiệm gia đình của mỗi CB-CNV khoảng 8.000.000 VNĐ và với số lượng 1.300 CB-CNV, số vốn Công ty có khả năng huy động được vào khoàng 10.400.000.000 VNĐ. Đến ngày 31/12/2007 Công ty đã huy động được từ quỹ tiết kiệm gia đình của CB-CNV số tiền là: 4.835.874.346 VNĐ. Trong thời gian tới Công ty có thể huy động thêm được khoảng: 5.564.125.654 VNĐ để sử dụng cho hoạt động đầu tư. Khả năng huy động vốn trong sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào quy mô sản xuất của Công ty trong thời gian tới. Muốn tăng khả năng huy động từ nguồn vốn này thì Công ty phải đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, ký thêm nhiều hợp đồng sản xuất cũng như xây lắp. Theo tính toán dựa trên tình hình sản xuất thực tế tại Công ty thời gian qua, khoản vốn huy động từ tiền tiết kiệm hàng năm đạt khoảng 0,7-0,8 % doanh thu thuần đạt được trong kỳ. Nếu dựa trên thống kê này thì dự kiến năm 2008 doanh thu thuần đạt khoảng 600 tỷ, do đó số vốn từ tiền tiết kiệm trong sản xuất ước tính đạt khoảng 4.800.000.000 VNĐ

Tổng khả năng huy động từ CB-CNV trong Công ty vào khoảng 10.364.125.654 VNĐ. Để thực hiện giải pháp này Công ty nên thực hiện các giải pháp sau:

Biện pháp 1: Tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ít nhất cũng đạt quy mô doanh thu và mức doanh lợi như năm 2007. Tăng cường mở rộng quan hệ với các đối tác trong nước cũng như nước ngoài, tạo khả năng ký kết nhiều hơn các hợp đồng.Mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong nước, tăng cường công tác giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi, tiếp thị… từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất cột thép mạ kẽm và đường dây truyền tải điện. Biện pháp này nếu được thực hiện sẽ đẩy mạnh khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty, tác động trực tiếp đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra, góp phần tăng khả năng huy động vốn từ tiền tiết kiệm trong sản xuất.

Biện pháp 2: Ban hành quy chế ưu đãi chính thức đối với CB-CNV (những người cho Công ty vay vốn). Trong trường hợp này Công ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người cho vay vốn có quyền rút vốn ra sau một thời gian nhất định hoặc chuyển nó thành cổ phiếu hoặc trái phiếu (khi Công ty thực hiện phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để huy động vốn). Mặt khác Công ty nên xác định mức lãi suất huy động vốn từ vay tiết kiệm cho phù hợp với tình hình thực tế trên thị trường, trong trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh tương đương hoặc cao hơn lãi suất vay dài hạn của Công ty tại các ngân hàng. Công ty phải thực sự coi lãi suất chính là đồn bẩy đối với việc vay vốn từ CB-CNV trong Công ty, ngoài ra có thể điều chỉnh tăng lãi suất khi dự án đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn dự kiến hoặc đầu tư mở rộng các công trình phúc lợi, thực hiện chế độ khen thưởng nhằm tạo ra những tác động tích cực tới tâm lý của người cho vay.

Việc huy động vốn theo phương thức này có khả năng huy động được nguồn vốn lớn đảm bảo cho hoạt động đầu tư đổi mới, hơn nữa thời gian vay vốn lại dài, huy động đơn giản, thuận tiện hơn so với vay vốn ngân hàng, nó còn có tác động tích cực tới thái độ làm việc cũng như ý thức của CB-CNV vì sự phát triển chung của tập thể. Việc huy động nguồn vốn này chắc chắn sẽ gặp phải một số khó khăn nhưng Công ty hoàn toàn có khả năng vượt qua.

3.2.2.2. Vay dài hạn ngân hàng.

Vay dài hạn ngân hàng là một trong những kênh huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần Xây lắp điện nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay việc huy động nguồn vốn từ kênh này là tương đối khó khăn. Nếu như trước cổ phần hoá doanh nghiệp thường vay vốn ngân hàng dưới hình thức tín chấp hoặc quan hệ bảo lãnh thì sau khi cổ phần hoá, quan hệ vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp sẽ đi vào bản chất của dự án kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ phải trình bày rõ ràng hơn về hiệu quả kinh doanh của dự án.

Đối với Công ty cổ phần Xây lắp điện 1, tài sản thế chấp hiện nay không còn nhiều do đã thế chấp để vay các khoản trước đó.

Tuy nhiên hiện nay Công ty đang có rất nhiều dự án thực hiện, đặc biệt là các dự án xây dựng nhà máy Thủy điện (dự án xây dựng nhà máy thủy điện Bản Chát và Huội Quảng ), với lợi thế có mối quan hệ lâu dài và khá thân tín với các tổ chức tín dụng Công ty vẫn có thể trông chờ vào kênh huy động này tuy nhiên phải chịu chi phí vay vốn khá cao.

3.2.2.3. Thuê tài chính.

Cho thuê tài chính theo định nghĩa tại quy chế tạm thời về tổ chức hoạt động của các công ty cho thuê tài chính Việt Nam thì :

Cho thuê tài chính là một hình thức tín dụng trung, dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các hoạt động khác. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị và bất động sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian thuê đã được hai bên thoả thuận, và không được huỷ bỏ hợp đồng trước thời hạn. Khi kết thúc hợp đồng thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại, hoặc thuê tiếp các tài sản đó theo các điều kiện trong hợp đồng thuê.

Trên thế giới cho thuê tài chính đã xuất hiện từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ từ những năm 60 của thế kỷ trước. Các sản phẩm cho thuê tài chính ngày càng đa dạng, từ máy fax, máy photocopy cho đến xe tải, máy bay, tàu thủy… Tập đoàn IBM tại Mỹ còn cho thuê cả máy vi tính

Ở Việt Nam, hoạt động này có từ năm 1995 sau quyết định số 149/QĐ - NH5 ngày 17/5/1995 của NHNNVN. Hiện tại có 11 Cty cho thuê tài chính được cấp phép hoạt động, trong đó có 7 công ty trực thuộc các NHTM, 1 Cty liên doanh và 3 Cty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động cho thuê tài chính trong những năm gần đây bước đầu cho thấy được ưu điểm nổi trội của kênh tín dụng này đối với các doanh nghiệp Việt nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đây là một giải pháp huy động tối ưu, bởi vì nó giải quyết được các mâu thuẫn cơ bản hiện nay. Cụ thể: Người kinh doanh không có vốn vẫn có được tài sản để kinh doanh. Đồng thời không phân biệt đối tượng cho vay, và đối tượng vay chủ yếu là các doanh nghiệp dân doanh vốn ít, kinh nghiệm lựa chọn công nghệ và phương án kinh doanh chưa cao. Mặt khác, đối với những tài sản thuê mua, quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn trong các doanh nghiệp đã được tách rời một cách rõ ràng, và thực chất người cho thuê vẫn

được nắm quyền sở hữu các tài sản cho thuê, có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản đó.

Lợi ích của doanh nghiệp

Thông thường đối với các khoản vốn vay trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại luôn đòi hỏi tài sản đảm bảo ( thế chấp hoặc cầm cố) và chỉ cho vay tối đa là 80% tổng chi phí thực hiện dự án, nhưng với kênh cho thuê tài chính, doanh nghiệp chẳng những không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp mà còn có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư. Lãi suất hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên.

Kênh tín dụng này cũng cho phép doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung cấp, cũng như mẫu mã chủng loại phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình.

Ngoài ra nếu doanh nghiệp đã lỡ đầu tư mua tài sản mà thiếu vốn lưu động thì vẫn có thể bán lại cho công ty cho thuê tài chính và sau đó công ty sẽ cho doanh nghiệp thuê lại. Như vậy doanh nghiệp vừa có vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn được sử dụng tài sản. Kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp được quyền ưu tiên mua lại tài sản với giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại.

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ ở Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w