Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong giai đoạn 2000 2005.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường (Trang 83 - 88)

II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HỘI NHẬP CỦA CÁC SẢN PHẨM

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong giai đoạn 2000 2005.

giai đoạn 2000 - 2005.

Mục tiêu của Công ty là giữ vững quy mô, tốc độ phát triển để trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất Việt Nam. Công ty có trang thiết bị công nghệ tiên tiến ngang bằng các nước ASEAN, có khả năng cạnh tranh với công nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước và trong khu vực. Sản lượng bánh kẹo của Hải Hà đến năm 2005 đạt 11.000 tấn/năm, chiếm khoảng 33 - 35% tổng sản lượng toàn ngành. Để đạt mục tiêu trên. Công ty cần thực hiện những giải pháp chủ yếu sau đây.

- Thị trường trong nước vẫn được xem là hướng tiêu thụ chủ yếu 70 - 80% sản lượng bánh kẹo do công ty sản xuất. Ngoài việc chiếm lĩnh thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc công ty cần vươn tới các vùng sâu, vùng xa của các tỉnh biên giới phía Bắc và miền Trung ở những địa bàn công ty có ưu thế cạnh tranh với các đối thủ khác.

- Đối với nước ngoài, cần coi trọng hướng trọng điểm là ưu tiên khôi phục lại thị trường Đông Âu, cần khai thác triệt để cơ hội hội nhập và ưu đãi trong quan hệ mậu dịch của Việt Nam để từng bước thâm nhập thị trường các nước ASEAN và hướng tới thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ.

- Tiếp tục hướng đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, coi trọng sản xuất các loại bánh kẹo mới mang hương vị đặc trưng từ nguyên liệu hoa quả nhiệt đới phía Bắc như kẹo cam, chanh, mận, chuối... Đồng thời cải tiến mẫu mã, bao bì với nhiều nhu cầu và sở thích của khách hàng tiêu dùng ở mọi lứa tuổi.

- Tăng cường đầu tư dệt, may thiết bị, công nghệ có trọng điểm và đạt hiệu quả cao.

- Nâng cao chất lượng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm bánh kẹo do công ty sản xuất phấn đấu áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002.

- Mở rộng quan hệ liên kết với các nhà cung cấp nguyên liệu nhằm ổn định sản xuất và giảm chi phí tiêu hao nguyên liệu. Tiếp tục phấn đấu hạ giá thành sản phẩm phục vụ khách hàng tiêu dùng có thu nhập thấp.

- Hoàn thiện nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động marketing của Công ty.

- Tổ chức sắp xếp lại mạng lưới tiêu thụ hiện có, tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của đại lý. Mở đại lý các tỉnh miền núi phía Bắc. Tăng cường cho công tác kiểm tra, phát hiện các đơn vị sản xuất hàng dởm, hàng giả mác sản phẩm của công ty.

Công ty bánh kẹo Hải Hà đã chủ động vượt qua những thử thách của thời kỳ chuyển đổi, có nhiều thành công trong phát triển sản xuất kinh doanh những năm qua, vươn lên trở thành đơn vị làm ăn giỏi của ngành sản xuất bánh kẹo cả nước. Chúng ta hy vọng rằng, công ty bánh kẹo Hải Hà sẽ vượt qua những thử thách và chiến tháng trong cạnh tranh, chủ động hội nhập phát triển đi lên vững chắc trong thời gian tới./.

KẾT LUẬN

Đại hội lần thứ VIII đã lưu ý tới nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế, cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Trong khi đó việc hoà nhập vào khu vực với mốc thời gian 2000 là không thể lùi được. Theo kết quả nghiên cứu của UNDP tại Hội nghị không chính thức nhóm tư vấn quốc tế tại Huế trung tuần tháng 6 vừa qua có cảnh báo khả năng Việt Nam có thể lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính trong vòng 5 năm tới. Nếu không khắc phục được vấn đề còn tồn tại của nội bộ nền kinh tế nước ta. Trong bối cảnh đó việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm là vấn đề chiến lược của ccs doanh nghiệp trong nước.

Để cạnh tranh thắng lợi, chúng ta phải nắm bắt qui luật vận động của cạnh tranh từ đó vận dụng vào điều kiện nước ta, cạnh tranh thắng lợi để phát triển theo định hướng XHCN.

Cạnh tranh ngày càng gay gắt và phát triển thành chiến tranh kinh tế, từ tự do cạnh tranh thành cạnh tranh có tổ chức.

Trong cạnh tranh, luôn phải làm rõ ai là bạn, ai là đối tượng cạnh tranh, phù hợp với tổng kết dân gian là "Buôn có bạn, bán có phường" trong điều kiện hiện nay chúng ta cần xác định rõ mục đích của mình là: các doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết với nhau để hoàn thiện các sản phẩm của mình tốt hơn, hoàn thiện hơn đạt tiêu chuẩn quốc tế để cạnh tranh với các sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài và xuất khẩu ra thị trường thế giới mở rộng thị trường cho các sản phẩm.

Làm rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác quản lý ở tầm vĩ mô mà không hề hạ thấp vai trò quản lý vi mô của doanh nghiệp trong nhiệm vụ nâng cao sức cạnh tranh về mặt này cần thấy rõ hoàn cảnh lịch sử xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo tinh thần cơ bản của đường lối dệt, may đó, chúng ta thực hiện việc cải tiến phân cấp trong quản lý nền kinh tế quốc dân theo hướng nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, đối với các sản phẩm. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn dai dẳng của các sản phẩm là chất lượng chưa tốt, mẫu mã chưa đẹp, chưa thuận tiện cho người tiêu dùng và giá cả rát cao so với sản phẩm nước ngoài. Nên người tiêu dùng trong nước ưa thích hàng ngoại hơn. cho nên vấn đề bức xúc hiện nay của các doanh nghiệp là tìm đầu ra cho các sản phẩm doanh nghiệp và tạo được sức cạnh tranh trên thị trường. Nó là vấn đề khó nhất hiện nay và đang được nhiều lĩnh vực quan tâm để tìm ra được những biện pháp hữu hiệu hơn thúc đẩy các sản phẩm trong nước phát triển phục vụ cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra các nước trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang

1. Giáo trình kinh tế thương mại - Nhà XBGD - Tác giả PGS.TS Đặng Đình Đào

2. Những cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại - dịch vụ - Bộ môn Kinh tế thương mại biên soạn do PGS.TS Đặng Đình Đào chủ biên.

3. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII và IX - Nhà XB Chính trị quốc gia

4. Tạp chí kinh tế Dự báo: Số 6 - 2000. Bài viết của Vũ Đình 13-14 5. Kinh tế và Dự báo: Số 5 - 2000. TS. Hà Lê 35-36 6. Kinh tế và Dự báo: Số 9 - 2000. TS. Phạm Thanh Hải 29-31 7. Tạp chí Xây dựng: Số 8 - 2001. Trần Thị Sách 48 8. Tạp chí Xây dựng: Số 5 - 2001. Nguyễn Bích 34-35 9. Tạp chí Xây dựng: Số 8 - 2001. Sơn Hải 45-46 10. Tạp chí TT 0 GC: Số 10 - 2000. PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc 21-22 11. Diễn đàn nghiên cứu - trao đổi tạp chí Thông tin lý luận: Số 12 -

2000.

TS. Đinh Thị Thuỷ

30-31 12. Nghiên cứu trao đổi - Tạp chí công nghiệp Việt Nam: Số 19 -

2000.

TS. Vũ Minh Trai

15-16 13. Phát triển kinh tế: Số 222. Thạc sĩ Nguyễn Trần Tuấn 34-35 14. Tạp chí Thương mại: số 2 + 3 - 2000. Thứ trưởng Bộ Công nghiệp

Lê Huy Côn. 15-16

15. Tạp chí Kinh tế và Dự báo: Số 4 - 2000. PTS. Hoàng Thịnh Lâm 11-12 16. Tạp chí TT - GC - Số 3 - 2001. PGS.TS. Nguyễn Sinh Cúc 16-17 17. Tạp chí Kinh tế và phát triển: Số 2 - 2001. Vũ Bá Định

(Bộ kế hoạch và đầu tư) 37-38

18. Tạp chí TT - GC: Số 12 - 2000. Vũ Anh 23-24

19. Tạp chí Xây dựng: Số 5 - 2001 1-3

20. Tạp chí Thông tin và tài chính: Số 16/8/2001. Minh Hoài 2-3 21. Tạp chí Xây dựng: Số 7 - 2001. Nguyễn Luyện 56-57 22. Tạp chí Thông tin tài chính: Số 9/5/2001. Nguyễn Vĩnh Tường 4-5

23. Kinh tế Việt Nam 12

24. Thương nghiệp thị trường Việt Nam: Số tháng 3+4/2001.

Nguyên Xuân Minh 20-21

25. Tạp chí Thương mại: Số 4 - 2001. Trần Hà 3-6 10-11 26. Diễn đàn trao đổi (Tạp chí TT - GC): Số 5 - 2000 24-25 27. Tạp chí công nghiệp: Số 9 - 2000. TS. Ngô Thị Hoài Lam. 16-17 28. Tạp chí nghiên cứu kinh tế: Số 275/4/2001. Đặng Thị Hiếu Lá 96 29. Tạp chí Thương mại: Số 7 - 2001. Trần Trọng Hồ 8-9

30. Tạp chí công nghiệp: Số 20 - 2000. TS. Ngô Thị Hoài Lam 25-28 31. Thương nghiệp thị trường Việt Nam: Số tháng 5/2001. Việt Dũng 16-17 32. Kinh tế và Dự báo: Số 3 - 2001. Phan Ngọc Trung 9-10 33. Tạp chí Thông tin - Tài chính số 9 tháng 5/2001. Nguyễn Mai

Phương 8-9

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Chương I: Khái quát về cạnh tranh và nâng cao cạnh tranh của sản phẩm.

I. Các khái niệm về cạnh tranh. 1. Cạnh tranh là gì?

2. Quan niệm về khả năng cạnh tranh. 3. Quy luật về cạnh tranh.

II. Vai trò của cạnh tranh. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường.

Chương II: Thực trạng về khả năng cạnh tranh các sản phẩm Việt Nam trên thị trường.

I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật về các sản phẩm Việt Nam trên thị trường.

II. Phân tích thực trạng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường.

2. Tình hình kinh tế chung.

3. Thực trạng về các sản phẩm cụ thể.

Chương III: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.

I. Mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh.

3. Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001- 2010. 4. Định hướng phát triển các ngành.

II. Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm.

1. Để nâng cao khả năng cạnh tranh hội nhập của các sản phẩm Việt Nam.

2. Các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.

3. Các giải pháp riêng đối với các sản phẩm cụ thể.

KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo.

1 3 3 3 3 4 6 12 19 19 24 27

LỜI NÓI ĐẦU

Chương I: Khái quát về cạnh tranh và nâng cao cạnh tranh của sản phẩm.

I. Các khái niệm về cạnh tranh. 4. Cạnh tranh là gì?

5. Quan niệm về khả năng cạnh tranh. 6. Quy luật về cạnh tranh.

II. Vai trò của cạnh tranh. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường.

Chương II: Thực trạng về khả năng cạnh tranh các sản phẩm Việt Nam trên thị trường.

I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật về các sản phẩm Việt Nam trên thị trường. II. Phân tích thực trạng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường.

4. Tình hình kinh tế chung.

5. Thực trạng về các sản phẩm cụ thể.

Chương III: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.

I. Mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh.

5. Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001- 2010. 6. Định hướng phát triển các ngành.

II. Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm.

4. Để nâng cao khả năng cạnh tranh hội nhập của các sản phẩm Việt Nam.

5. Các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.

6. Các giải pháp riêng đối với các sản phẩm cụ thể.

KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường (Trang 83 - 88)