0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

THẾ SO VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC ĐỒNG THỜI TĂNG SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA SẢN XUẤT TRONG NƯỚC.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG THÁCH THỨC VÀ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 45 -45 )

IV. ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU XUẤT NHẬP KHẨU VỚI ASEAN THEO HƯỚNG ƯU TIÊN XUẤT KHẨU NHỮNG MẶT HÀNG TA CÓ LỢ

THẾ SO VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC ĐỒNG THỜI TĂNG SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA SẢN XUẤT TRONG NƯỚC.

SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA SẢN XUẤT TRONG NƯỚC.

Năm 1995 (là năm trước khi VN tham gia AFTA) kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN đạt 3,3 tỷ USD ( chiếm 24,3% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam). Đến năm 1997, tức là hai năm từ khi Việt Nam tham gia AFTA, con số này tăng lên 5 tỷ USD, đạt tỷ lệ tăng trưởng hơn 51%.1Như vậy là thị trường ASEAN ngày càng trở thành một thị trường quan trọng đối với các nhà sản xuất trong nước. Trước mắt chúng ta cần tăng cường tỷ trọng của những nhóm ngành hàng ta có thế mạnh trong xuất khẩu sang ASEAN. Đó là những ngành hàng mà trong thời gian trước mắt những lợi thế so sánh của Việt Nam dựa trên các nguồn tài nguyên, nguồn lao động dồi dào, có thể tiếp thu tay nghề nhanh có thể phát huy tác dụng nhiều nhất.Các ngành cụ thể của nhóm này bao gồm:

*Các mặt hàng nông sản: gạo, cà phê, chè, ...

*Mặt hàng thủy sản: tôm đông lạnh, mực đông lạnh, mực khô, ... *Ngành hàng dệt may: quần áo, vải sợi, tơ, giầy dép ...

*Ngành hàng cao su.

Đồng thời chúng ta cũng áp dụng những biện pháp bảo hộ phù hợp đối với một số ngành sản xuất còn non trẻ nhưng có tiềm năng ở trong nước như ngành hàng rau quả, ngành hàng thực phẩm chế biến, ngành hàng các sản phẩm sữa, ngành hàng điện-điện tử, ngành hàng các sản phẩm cơ khí, ngành công nghiệp đóng tàu, ngành hàng hóa chất, ngành hàng xi măng, ... Các biện pháp đó là:

*Hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp làm ăn tốt đổi mới công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.

*Thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa một số doanh nghiệp để có thêm vốn đầu tư chiều sâu, phát triển sản xuất;

*Rà soát lại quy hoạch và kế hoạch sản xuất trong nước và nhập khẩu đối với một số sản phẩm có tín hiệu dư thừa trên thị trường để điều hành tốt mối quan hệ cung-cầu, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển;

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG THÁCH THỨC VÀ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 45 -45 )

×