0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Nguyễn Duy Qúy “VN v cu à ộc khủng hoảng ti chính t ià ền tệ ở ĐNA”, T/c NC ĐNA, số 5/999 trang 5.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG THÁCH THỨC VÀ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 31 -32 )

USD.1 Nhìn chung, tỷ lệ các dự án thất bại trong đầu tư của ASEAN vào Việt Nam là tương đối thấp nếu so sánh với các nước khác. Chẳng hạn tỷ lệ giải thể của Singapore là 1,14%, của Malaysia là 0,7% ... trong khi tỷ lệ này từ các nền kinh tế khác như Đài Loan, Hồng-Kông, Hàn Quốc ... thường từ 3- 10%. Trường hợp Thái Lan có tỷ lệ giải thể các dự án gần 10% là do trong khi các nhà đầu tư ASEAN tập trung đầu tư chủ yếu vào các ngành khai khoáng, dầu khí, công nghiệp chế biến, công nghiệp hạ tầng ... thì các nhà đầu tư Thái Lan lại chú tâm đầu tư vào các ngành khách sạn, du lịch, văn phòng-là những lĩnh vực hiện đã rất bão hòa ở thị trường Việt Nam.Có thể nói nhiều nhà đầu tư ASEAN đã tỏ ra am tường sâu sắc thị trường Việt Nam, có sự chuẩn bị chu đáo các dự án tiền khả thi và dự án khả thi, và trên tất cả, các quốc gia ASEAN đầu tư vào Việt Nam, ở chừng mực nào đó, như là sự thực hiện việc phân bố lại các ngành công nghiệp theo một chỉnh thể kinh tế ASEAN tất yếu thống nhất trong tương lai.

Mặc dù các dự án đầu tư của ASEAN vào Việt Nam thường có quy mô vốn vừa và nhỏ (dưới 10 triệu USD/ một dự án), nhưng số dự án có quy mô lớn đang tăng dần theo từng năm, thâm chí có những dự án có quy mô rất lớn. Chẳng hạn hai dự án của Petronas Carigali (Malaysia) về khai thác dầu khí có vốn đăng ký lên tới 90 triệu USD, nhưng vốn thực hiện đã vượt gấp đôi với 170 triệu USD. Dự án liên doanh giữa nhà máy bia Việt Nam với Singapore (Công ty Asia Pacific Breweries) có tổng vốn đầu tư lên tới 93 triệu USD, hai bên đã góp được 84 triệu USD vào thực hiện, và liên doanh đã tỏ ra kinh doanh rất hiệu quả với doanh thu xấp xỉ 20 triệu USD. Dự án xây dựng khách sạn Horison của Indonesia tại Hà nội có tổng vốn đầu tư là 57,5 triệu USD và dự án chế biến thực phẩm ở Vũng Tàu với số vốn đầu tư 135,54 triệu USD .. . Nhìn chung các dự án vừa và nhỏ phản ánh tiềm lực kinh tế vốn có của các nước ASEAN đồng thời nó cũng chính là ưu thế để các nhà đầu tư ASEAN cơ thể dễ dàng liên doanh với các nhà sản xuất Việt Nam vốn còn gặp rất nhiều hạn chế trong tổ chức và điều hành sản xuất, nhất là ở các vùng miền núi kinh tế còn thấp kém. Hiện nay trong khi xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có chiều hướng chậm lại (các dự án mới ít đi,

1 Nguyễn Duy Qúy “VN v cuà ộc khủng hoảng t i chính tià ền tệởĐNA”, T/c NC ĐNA, số 5/1999 trang 5. 5.

nhưng tổng vốn thực hiện lại tăng lên), thì đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trên cả hai phương diện. Điều này lý giải ở sự gần gũi về địa kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN, và đặc biệt ở sự tác động của AFTA khi Việt Nam đã và đang tham gia một cách đầy đủ vào cơ chế này.

TỶ TRỌNG ĐẦU TƯ CỦA 3 QUỐC GIA ASEAN TRONG SỐ 10 NHÀ ĐẦU TƯ LỚN NHẤT VÀO VIỆT NAM ĐẦU TƯ LỚN NHẤT VÀO VIỆT NAM

Nguồn: Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 5 năm 1997 trang 41 II.4. Tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ASEAN và thị trường thế giới:

Về lý thuyết thì việc tham gia AFTA có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu hàng hóa sang các nước ASEAN vì các hàng rào bảo hộ của các nước đó cũng được cắt giảm tương ứng khi Việt Nam cắt giảm bảo hộ của mình. ASEAN-10 là một thị trường đầy tiềm năng với khoảng 500 triệu dân, có vị trí địa kinh tế rất gần nước ta lại không có những đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng hàng hóa. Có được thị trường tiêu thụ mới là một yếu tố giúp huy động tiềm năng lao động và tài nguyên dồi dào của Việt Nam vào phát triển xuất khẩu.

11%9% 9% 3% 4% 4% 16% 3% 4% 19% 14% 13% Nhật Bản Hồng Kông Đài Loan Singapore Mỹ Pháp Các nước khác Thái lan Malaysia Quần đảo Virgin thuộc Anh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG THÁCH THỨC VÀ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 31 -32 )

×