0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

III.HOÀN CHỈNH HỆ THỐNG THUẾ QUAN, CÁC BIỆN PHÁP PHI QUAN THUẾ VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG THÁCH THỨC VÀ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 43 -44 )

1 Trích bi v ià ết của Phùng Xuân Nhạ “Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vo V ià ệt Nam: Thực trạng v nhàững khuyến nghị”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 4 năm 998, trang 44.

III.HOÀN CHỈNH HỆ THỐNG THUẾ QUAN, CÁC BIỆN PHÁP PHI QUAN THUẾ VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN:

QUAN THUẾ VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN:

Hiện tại, biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam gồm 97 chương và 3098 nhóm mặt hàng, mức thuế nhập khẩu cao nhất là 60% và mức thấp nhất là 0%.

Mức thuế nhập khẩu trung bình đơn giản tính cho tất cả các mặt hàng là 11,9%; mức thuế trung bình đơn giản tính cho các mặt hàng có thuế là 17,3%, thuế suất trung bình theo kim ngạch nhập khẩu là 13,4%.

Hệ thống thuế cần được hoàn chỉnh theo hướng:

*Thực hiện cải cách hệ thống thuế: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong đó cần chia thuế suất thuế nhập khẩu thành ba loại: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt.

*Hoàn thiện danh mục biểu thuế phù hợp với danh mục HS 6 chữ số.

*Xem xét điều chỉnh giảm dần thuế suất thuế nhập khẩu theo mục tiêu của AFTA.

*Quy định về tiếp tục giảm thuế quan nhằm đạt được mục tiêu của ASEAN về tự do thương mại vào năm 2020.

Về các biện pháp phi quan thuế, Việt Nam đang áp dụng một số loại hình như: cấm nhập khẩu, hạn ngạch, quản lý một số mặt hàng có cân đối với sản xuất và nhu cầu trong nước, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, quản lý chuyên ngành ... vì lý do đảm bảo an ninh, xã hội, sức khỏe, đời sống động thực vật, môi trường.

Trước mắt cần:

*Chuyển quyền xét cấp quyền kinh doanh xuất nhập khẩu sang chế độ đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu.

*Chuyển các quy định về quản lý chuyên ngành sang quản lý theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng.

*Phần lớn trong tổng số các mặt hàng đang chịu sự quản lý bằng giấy phép nhập khẩu hoặc hạn chế định lượng được chuyển sang hình thức giấy phép tự động phục vụ thống kê, giám sát; chỉ giữ lại quản lý theo các hình thức này đối với những mặt hàng liên quan đến sức khỏe con người, động thực vật, an ninh quốc phòng ...

*Giảm bớt đến mức tối đa chế độ nhập khẩu theo đầu mối. Bãi bỏ chế độ nhập khẩu qua đầu mối đối với phân bón, xăng dầu.

Việt Nam đã ban hành biểu thuế nhập khẩu dựa trên nguyên tắc phân loại và mã hàng hóa của tổ chức Hải Quan Thế Giới HS 1992. Hiện nay, Việt Nam đang cùng với các nước ASEAN nghiên cứu xây dựng biểu thuế chung Hải Quan ASEAN dựa trên danh mục HS 96 của Tổ Chức Hải Quan Thế Giới (WCO). Từ 1996 đến nay, Hải Quan Việt Nam đã và đang phối hợp với các nước thành viên khác của ASEAN để giải quyết những vấn đề liên quan đến cải tổ hệ thống Hải Quan. Các biện pháp cụ thể cần được thực hiện là: *Điều hòa thống nhất danh mục biểu thuế quan của các nước ASEAN. *Điều hòa thống nhất các hệ thống xác định trị giá hải quan để tính thuế. *Điều hòa thống nhất quy trình thủ tục hải quan ASEAN.

*Xuất bản sách hướng dẫn về các quy trình thủ tục hải quan của các nước. *Triển khai hệ thống luồng xanh để nhanh chóng hoàn thành các hệ thủ tục hải quan cho các sản phẩm của CEPT.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG THÁCH THỨC VÀ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 43 -44 )

×