Các nhân tố quản lý theo lĩnh vực

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty điện thoại đường dài viette (Trang 27 - 30)

II. Các nhân tố quản lý ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh

2. Các nhân tố quản lý theo lĩnh vực

2.1 . Quản lý marketing :

Marketing hiện đại được hiểu là bao gồm tất cả những suy nghĩ, tính toán và hoạt động của nhà kinh doanh sản xuất tiêu thụ và cả những dịch vụ sau khi bán hàng .

Qua khái niệm về marketing cho thấy được vai trò của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, như vậy công tác quản lý marketing có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,quản lý tốt marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt công việc như làm thích ứng sản phẩm của doanh nghiệp với mọi nhu cầu của thị trường, vai trò phân phối của marketing tức là toàn bộ các hoạt động nhẳm tổ chức sự vận động tối ưu sản phẩm hàng hoá sau khi được sản xuất ra cho đến tay người tiêu dùng .

Quản lý marketing là một hoạt động gồm các quá trình : Phân tích khả năng của thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, thiết kế hệ thống marketing- mix, thực hiện các biện pháp marketing. Một doanh nghiệp thực hiện tốt quá trình quản lý marketing sẽ giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

2.2. Quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển :

Quản lý hoạt động nghiên vứu và phát triển một cách có hiệu quả sẽ tạo ra những đổi mới công nghệ, đổi mới công nghệ tức là tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hay một quá trình mới, một kỹ thuật mới, một áp dụng mới hay một ý tưởng mới. Những đổi mới công nghệ góp phần nâng cao tính cạnh tranh của tổ chức và vì vậy quản lý có hiệu quả những hoạt động Nghiên cứu và phát triển có ý nghĩa sống còn đứng từ góc độ chiến lược. Nếu hoạt động Nghiên cứu và phát triển được Quản lý tốt thì doanh nghiệp sẽ tiếp thu được những kỹ thuật tiên tiến, có thể đổi mới công nghệ, từ đó nâng cao tính cạnh tranh và có sự lớn mạnh. Khi tiếp thu được những công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm có tính năng mới …từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

2.3. Quản lý sản xuất :

Sản xuất là một trong những phân hệ và lĩnh vực hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, có vai trò trực tiếp và quyết định trong việc tạo ra và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội . Cũng như các phân hệ và lĩnh vực hoạt động khác, sản xuất cũng được quản lý . Như vậy quản lý sản xuất là quản lý một lĩnh vực hoạt động thiết yếu trong các doanh nghiệp.Quản lý sản xuất là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra hệ thống sản xuất nhằm thực hiện tốt nhất những mục tiêu sản xuất đã đề ra …Yếu tố trung tâm của quản lý

sản xuất là tác động lên quá trình sử dụng, biến đổi, chuyển hoá các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mong muốn đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ta đã biết hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn khi kết quả nhận được càng lớn và chi phí bỏ ra càng nhỏ, quản lý sản xuất có vai trò làm giảm chi phí bằng cách tiết kiệm các nguồn lực trong sản xuất và giảm giá thành, bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho xã hội qua đó tạo ra và giữ vững khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.4 . Quản lý tài chính :

Quản lý tài chính được hiểu là một khoa học quản lý nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó ra các quyết định tài chính nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

Nhờ sự triễn khai các phương thức kiểm soát tài chính trong tiến trình quản lý, chức năng quản lý tài chính ngày càng trở thành quan trọng, nó có thể bù đắp được những khiếm khuyết trong các lĩnh vực quản lý khác .

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không có yếu tố nào mạnh hơn yếu tố tiền tệ chính vì vậy thành công của doanh nghiệp hay ngay cả sự tồn vong của nó, khả năng và ý muốn duy trì mức sản xuất và đầu tư vào tài sản cố định hay tài sản lưu động, một phần lớn được xác định bởi chính sách tài chính trong hoạt động hiện tại và quá khứ . Qua đây cho thấy tài chính có một vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải quản lý một cách chu đáo .

2.5. Quản lý nguồn nhân lực:

Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình tuyển mộ, lựa chọn, duy trì, phát triển và tạo mọi điều kiện có lợi cho nguồn nhân lực trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra của tổ chức.

Quản lý nguồn nhân lực liên quan đến yếu tố con người và những nhân tố xác định mối quan hệ giữa con người với tổ chức sử dụng con người tại một

thời điểm nào đó trong quá trình hoạt động của nó, một tổ chức có thể cần ít hoặc nhiều nhân lực tuỳ thuộc vào yêu cầu của các hoạt động trong tổ chức. Quản lý nguồn nhân lực đảm bảo cho tổ chức có những nhân lực có kỹ năng, được sắp xếp vào vị trí phù hợp theo đòi hỏi công việc trong tổ chức, chính vì lí do quản lý nhân lực liên quan đến yếu tố con người nên trong quá trình quản lý cách thức quản lý sẽ ảnh hưởng đến kết quả của công tác quản lý từ đó cho thấy được hiệu quả quản lý hay ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

2.6 Quản lý chất lượng :

Quản lý chất lượng là việc ấn định đúng đắn các mục tiêu phát triển bền vững của hệ thống, đề ra nhiệm vụ phải làm cho hệ thống trong từng thời kỳ và tìm ra con đường đạt tới các mục tiêu một cách có hiệu quả nhất. Mục tiêu của quản lý chất lượng trong các hệ thống là đảm bảo chất lượng sản phẩm với chi phí tối ưu. Đó là sự kết hợp giữa nâng cao những đặc tính hữu ích của sản phẩm đồng thời với giảm chi phí và khai thác mọi tiềm năng để mở rộng hoạt động của hệ thống. Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng sẽ giúp các hệ thống phản ứng nhanh với môi trường, góp phần giảm tối đa chi phí tạo ra sản phẩm, như vậy quản lý chất lượng tốt là giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CỦA SẢN XUẤT KINH

DOANH VÀ CÁC NHÂN TỐ QUẢN LÝ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty điện thoại đường dài viette (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w