Những mặt còn tồn tại cần giải quyết về điều hành của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức và điều hành tuyến xe buýt nội tỉnh Hà Tây: Hà Đông - Xuân Mai tại Công ty cổ phần ôtô vận tải Hà Tây" (Trang 42 - 45)

hành của tuyến buýt Hà Đông - Xuân Mai

- Thứ nhất, điều hành tuyến xe buýt chưa thật sự tuân theo đúng nguyên tắc điều hành "nguyên tắc hướng hoạt động của tổ chức theo hướng hướng vào khách hàng". Do chưa đạt được các nội dung sau:

Một là, giá vé còn khá cao. Với mức giá là 6000đồng/HK/lượt là còn khá cao, tuyến không có vé tháng cho người đi lại thường xuyên, không phân đoạn vé với khách đi quãng đường ngắn. Để lý giải điều này, em lấy ví dụ về mức giá xe buýt công cộng ở Hà Nội làm mốc. Giá vé xe buýt công cộng liên tuyến của Hà Nội phục vụ công nhân và cán bộ đi làm đang ở mức chiếm 10% thu nhập của họ (khoảng 120.000đồng/HK/ tháng), giá

vé xe buýt liên tuyến với học sinh, sinh viên chỉ mất 50.000đồng/HK/ tháng. Vậy mà, giá vé cho một tuyến buýt Hà Đông - Xuân Mai là 6000đồng/lượt/HK, so với quãng đường thực hiện 27Km chiều dài thì tuyến buýt không rẻ hơn là bao so với tuyến xe hoạt động dưới hình thức xe khách chất lượng cao có tần suất chạy nhiều lần trong ngày. Mục tiêu của tuyến buýt Hà Đông - Xuân Mai là phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày cuả học sinh, sinh viên, cán bộ và công nhân viên của các trường học, các nhà máy, xí nghiệp và cơ quan thuộc tuyến buýt hoạt động. Mỗi tháng họ phải chi phí cho việc đi lại ít nhất là 6000đ x 2 x 30 = 360.000đồng/ tháng/ HK chiếm tới khoảng 50% thu nhập của họ, mức giá này

là quá cao so với giá của xe buýt Hà Nội. Do vậy, mục tiêu phục vụ việc đi lại thường xuyên hàng ngày bằng xe buýt cuả học sinh, sinh viên, cán

bộ và công nhân viên của các trường học, nhà máy, xí nghiệp và các cơ quan là không khả thi.

Hai là, điểm dừng đỗ còn chưa hợp lý, khoảng cách của hành khách tới các điểm dừng đỗ còn khá xa. Nhiều điểm dừng đỗ còn chưa phù hợp với nhiều tụ điểm dân cư đông. Khoảng cách giữa hai điểm dừng của tuyến khoảng 2000 m là còn khá xa nhau. Điều này tạo tâm lý ngại đi xe buýt của hành khách.

Ba là, Thời gian giữa hai chuyến liên tiếp nhau còn lớn 15 - 20 phút/ chuyến khiến hành khách phải chờ đợi lâu, điều này cũng tạo tâm lý ngại đi xe buýt vì mất nhiều thời gian.

Bồn là, hành khách còn khó tiếp cận với các thông tin cơ bản về tuyến buýt như thông tin giờ chạy chuyến lượt, thời gian biểu chuyến lượt làm cho hành khách chờ đợi mất phương hướng khi giải quyết công việc.

Năm là, cơ sở hạ tầng tuyến còn lạc hậu, khá sơ sài, hầu hết các điểm đón khách trên tuyến buýt là chưa có mái che, gây khó khăn cho hành khách khi thời tiết xấu.

Sáu là, việc lập kế hoạch điều độ từng chuyến, lượt trong ngày, tuần, tháng còn chưa hợp lý, chưa bám sát vào thực tế. Do vậy hành khách còn chưa thật sự bằng lòng với dịch vụ buýt.

Bẩy là, chưa tạo ra một mạng lưới các tuyến buýt liên kết với nhau trong nội tỉnh Hà Tây. Do đó chưa phù hợp với mục tiêu xã hội hoá xe buýt, gây ra những khó khăn về thời gian, về khoảng cách đi bộ cho hành khách.

- Thứ hai, công tác điều hành tuyến xe buýt Hà Đông - Xuân Mai còn chưa tuân theo đúng nguyên tắc: "biến đổi tổ chức theo hướng luật lệ". Vì:

Một là, các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận, các phòng còn chưa rõ ràng, minh bạch. Do đó còn có sự mập mờ về nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ phận, các phòng do không có văn bản nào có hiệu lực quy định nhiệm vụ đó thuộc trách nhiệm của bộ phận này, phòng này.

Hai là, công tác điều hành tuyến buýt còn thiếu các văn bản có hiệu lực về: an toàn với người lái xe buýt khi tham gia giao thông, chỉ tiêu chất lượng của xe buýt, yêu cầu kỹ thuật về điều khiển phương tiện, các nguyên tắc về điều hành với lái phụ xe buýt, nội dung quy trình xử lý các tình huống trong điều hành.

CHƯƠNG III:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH TUYẾN XE BUÝT HÀ ĐÔNG - XUÂN MAI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

ÔTÔ VẬN TẢI HÀ TÂY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức và điều hành tuyến xe buýt nội tỉnh Hà Tây: Hà Đông - Xuân Mai tại Công ty cổ phần ôtô vận tải Hà Tây" (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w