Những mặt còn tồn tại cần giải quyết về công tác tổ chức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức và điều hành tuyến xe buýt nội tỉnh Hà Tây: Hà Đông - Xuân Mai tại Công ty cổ phần ôtô vận tải Hà Tây" (Trang 40 - 42)

tác tổ chức của tuyến buýt Hà Đông - Xuân Mai

- Thứ nhất, về phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm còn chưa rõ ràng minh bạch. Như trong cơ cấu tổ chức ghi phòng tổ chức - lao động tiền lương: Một là "phối hợp với các phòng ban giải quyết các công việc (chỗ này phải ghi rõ những công việc gì, có như vậy thì phong tổ chức lao động tiền lương mới biết rõ các công việc thuộc nhiệm vụ của họ phải giải quyết), các phát sinh (phải ghi rõ những phát sinh cụ thể nào thuộc nhiệm vụ của phòng tổ chức lao động tiền lương có trách nhiệm phải giải quyết) hàng ngày trên tuyến"; Hai là "lập phương án các

chế độ khác (ở đây là những chế độ gì phải nói rõ cụ thể) đối với cán bộ công nhân viên". Ba là "tham mưu cho Giám Đốc công ty về chuyên môn thực hiện các chế độ (phải ghi rõ là các chế độ nào) quy định hiện hành và giải quyết các phát sinh (phải ghi rõ là các phát sinh nào) hàng ngày".

Với phòng tài vụ kế toán, trong cơ cấu tổ chức ghi: Một là "phối hợp với các phòng, các bộ phận giải quyết các công việc, các phát sinh hàng ngày trên tuyến" (phải ghi rõ là các phát sinh nào, các công việc nào thuộc trách nhiệm giải quyết của phòng tài vụ kế toán); Hai là "tham mưu cho Giám Đốc công ty về chuyên môn thực hiện các chế độ quy định hiện hành và giải quyết các phát sinh" (phải ghi rõ các chế độ quy định hiện hành là các chế độ nào, các phát sinh là các phát sinh nào).

Với bộ phận kỹ thuật trong cơ cấu tổ chức ghi "làm đầy đủ các thủ tục giấy tờ cần thiết (phải ghi rõ là những giấy tờ nào) cho phương tiện hoạt động theo quy định hiện hành".

Với lái xe buýt trong cơ cấu tổ chức ghi "lái xe phải thực hiện đầy đủ các nội quy, quy định của công ty" (phải ghi rõ là những nội quy, quy định nào lái xe phải tuân thủ nghiêm trong khi điều hành xe buýt).

- Thứ hai, còn có sự chồng chéo nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận, các phòng. Một là, trong cơ cấu tổ chức ghi "phòng tổ chức - lao động tiền lương xây dựng nội quy kỷ luật của tuyến buýt" mà trong cơ cấu tổ chức lại ghi "phòng kinh doanh xây dựng nội quy trên xe buýt đối với lái xe, người phục vụ và hành khách đi xe". Hai công việc này là giống nhau mà phân cho hai phòng làm như vậy có sự chồng chéo công việc giữa các phòng ban, hai việc này nên để phòng kinh doanh làm, phòng tổ chức lao động tiền lương góp ý kiến.

Trong cơ cấu tổ chức có ghi, phòng tài vụ "làm nhiệm vụ lập phương án và thực hiện các chế độ thưởng phạt về tài chính với cán bộ công nhân viên phục vụ trên tuyến". Câu hỏi đặt ra là, phòng tài vụ có nên làm việc

này hay là để cho phòng tổ chức lao động tiền lương làm thì hợp lý hơn? Bởi phòng tổ chức lao động tiền lương có đầy đủ thông tin về quá trình làm việc với mỗi cán bộ công nhân viên, do đó phòng tổ chức lao động tiền lương sẽ xác định được những cán bộ công nhân viên được thưởng hay phạt về tài chính.

- Thứ ba, các ngôn từ sử dụng trong phân chia nhiệm vụ, trách nhiệm còn quá chung chung, chưa cụ thể rõ ràng dẫn tới các phòng, các bộ phận đôi khi còn lúng túng không biết việc đó có thuộc vào nhiệm vụ của họ hay không?. Ví như cụm từ "giải quyết các phát sinh hàng ngày" của phòng tổ chức lao động tiền lương hay của phòng tài vụ kế toán hay của phòng kinh doanh. Bởi vậy, việc cụ thể hoá các nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi phòng, mỗi bộ phận là hết sức quan trọng. Nó vừa là cơ sở rõ ràng, minh bạch cho

các phòng, các bộ phận thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm của họ. Vừa là, công cụ điều hành hiệu quả bởi nó hướng tới nguyên tắc "biến đổi tổ chức theo hướng luật lệ".

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức và điều hành tuyến xe buýt nội tỉnh Hà Tây: Hà Đông - Xuân Mai tại Công ty cổ phần ôtô vận tải Hà Tây" (Trang 40 - 42)