Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn: Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc_ Thực trạng và giải pháp doc (Trang 33 - 36)

Tuy việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của tỉnh Vĩnh Phúc đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn những hạn chế, công tác lãnh đạo một số đơn vị chưa quyết tâm cao trong tổ chức và chỉ đạo thực hiện CCHC nói chung và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông nói riêng. Có nơi triển khai cơ chế một cửa còn hình thức. Một số cơ quan chưa niêm yết công khai thủ tục hành chính, phí và lệ phí hoặc mang tính chiếu lệ; việc ghi chép hồ sơ chưa khoa học; tỷ lệ giải quyết hồ sơ ở một số lĩnh vực còn chậm; phòng làm việc của bộ phận một cửa đa số chưa đủ diện tích theo quy định, một số đơn vị chưa được bố trí một phòng làm việc độc lập. Tinh thần, thái độ phục vụ của một số CBCC khi giải quyết công việc với tổ chức và công dân còn gây phiền hà, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và công dân. Công tác tuyên truyền của một số đơn vị còn hạn chế, chưa chủ động xây dựng kế hoạch cho công tác tuyên truyền về CCHC và cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC). Công tác thanh tra, kiểm tra công tác CCHC và thực hiện CCTTHC theo cơ chế một cửa ở một số đơn vị

Năm 2005 2006 2007 2008

chưa thường xuyên dẫn đến tình trạng thực hiện CCTTHC theo cơ chế một cửa ở một số đơn vị còn hình thức, chưa đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu đề ra. Việc thực hiện chế độ báo cáo công tác CCHC của một số đơn vị còn chậm, chất lượng thấp, chưa đảm bảo yêu cầu.

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh hàng đầu về thu hút nguồn vốn đầu tư ở phía Bắc. Hiệu quả nguồn vốn FDI đã tác động rất mạnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua. Nhưng gần đây, không ngoài xu thế chung của cuộc khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Là tỉnh có thế mạnh về công nghiệp với tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 là 33 nghìn tỷ đồng, trong đó khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 28 nghìn tỷ đồng, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh “đầu tàu” về sản xuất công nghiệp khu vực phía Bắc. Nhiều sản phẩm công nghiệp phục vụ sản xuất tiêu dùng, xuất khẩu luôn có mức tăng trưởng cao như: ô tô, xe máy, gạch ốp lát…

Năm 2008, Vĩnh Phúc cũng thu hút được 124 dự án đầu tư, nâng tổng số dự án trên địa bàn toàn tỉnh lên 365 dự án, trong đó có 100 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư 1,98 tỷ USD; 265 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 15,5 ngàn tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 60 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu).

Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Công thương Vĩnh Phúc Nguyễn Thành Dũng thì, 2 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt khoảng hơn 4.300 tỷ đồng, giảm 23,35% so với cùng kỳ năm 2008. Giá trị sản xuất công nghiệp giảm là do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tạm dừng trong dịp Tết (tháng 1). Mặt khác do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp giảm sản lượng và sản xuất cầm chừng, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI như Honda, Toyota… chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng. Cứ đà này, dự

báo, đầu quý II.2009, Công ty Toyota sẽ phải giảm số ca làm của công nhân. Cụ thể: từ 2 ca/ngày xuống còn 1 – 1,5 ca/ngày. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp FDI chỉ trông chờ vào các “công ty mẹ” đưa đơn đặt hàng. Vì vậy, khi các “công ty mẹ” ở nước ngoài gặp khó thì các “công ty con” trên địa bàn tỉnh cũng nguy nan. Về phía các doanh nghiệp tư nhân, mặc dù có hơn 2.000 doanh nghiệp nhưng đa phần các doanh nghiệp này là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có số vốn thấp và hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao.

Một dấu hiệu nữa chứng tỏ các doanh nghiệp FDI tại Vĩnh Phúc đang gặp khó là nhập khẩu giảm trong những tháng đầu năm. Thống kê của Sở Công thương cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu tháng 1.2009 đạt khoảng 101 triệu USD, giảm 19,1% so với cũng kỳ. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong sản xuất, bởi hầu hết các sản phẩm của họ đều phụ thuộc chính vào nguyên liệu nhập khẩu.

Đại diện của doanh nghiệp Toàn Thắng, chuyên sản xuất vật liệu xây dựng cũng như kinh doanh ô tô cho biết, từ đầu năm đến nay, lượng xe ô tô tiêu thụ của doanh nghiệp rất thấp, không bằng một nửa so với năm ngoái. Vì vậy, để kích cầu, Nhà nước cần xem xét giảm thuế trước bạ. Ngoài ra, việc kích cầu tiêu dùng bằng cách cho người dân vay vốn ngân hàng để tiêu dùng, cần kiểm soát chặt chẽ bởi hiện nay, đã có tình trạng người của ngân hàng đi thẩm định việc vay vốn gây khó cho người dân cũng như đòi “phí bôi trơn”… Cùng quan điểm, Cục trưởng Cục thuế Vĩnh Phúc Tạ Văn Xuyên kiến nghị Bộ Công thương cũng như các cơ quan chức năng báo cáo Chính phủ xem xét giảm thuế trước bạ đối với ô tô.

Trong lĩnh vực sản xuất sản vật liệu xây dựng, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Prime Group Nguyễn Văn Nghĩa đưa ra nguyên nhân khiến sản phẩm doanh nghiệp không bán được, đó chính là tâm lý người tiêu dùng. Nguyên nhân là người dân cứ có tâm lý đợi giá vật liệu xây dựng xuống tới mức thấp nhất bởi năm nay, do khó khăn kinh tế, giá vật liệu xây dựng đã giảm nhiều so với thời gian trước. Ông Nghĩa đề nghị các cơ quan có liên quan cần có định hướng tâm

lý cho người dân, tránh tình trạng để người dân hoang mang, mua hàng theo tâm lý “bầy đàn”: mua hàng gấp lúc giá cao (sợ hết hàng) và không mua lúc giá thấp (đợi giảm nữa).

Về vấn đề này, theo thông tin từ Bộ Công thương, Bộ sẽ theo dõi để hoàn thuế nhập khẩu linh kiện đối với doanh nghiệp sản xuất ô tô, xe máy… Giao cho Vụ Công nghiệp nặng và Vụ Xuất- nhập khẩu gặp gỡ trực tiếp doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp và tìm cách giải quyết; Đồng thời giao cho Cục Công nghiệp địa phương phối hợp với Sở Công thương Vĩnh Phúc làm tốt công tác khuyến công, phát triển công nghiệp trong nông thôn. Về phía UBND tỉnh, cần nắm rõ và triển khai thực hiện hiệu quả những cơ chế, chính sách mới của Chính phủ về vốn, thuế, xúc tiến thương mại, kích cầu đầu tư và xây dựng. Ngoài ra, do Vĩnh Phúc là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy, máy tính của cả nước nên cần theo dõi chặt chẽ tình hình xuất nhập khẩu. Mặt khác tăng cường điều hành, rà soát và đẩy mạnh xuất khẩu. Sở Công thương cũng cần xây dựng lộ trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét, phê duyệt.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc_ Thực trạng và giải pháp doc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)