Chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đạ

Một phần của tài liệu Luận văn: Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc_ Thực trạng và giải pháp doc (Trang 30 - 32)

hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp

Cơ cấu kinh tế năm 1995 Cơ cấu kinh tế năm 2004

( Em chưa kịp bổ sung cơ cấu năm 2009, em xin phép được bổ xung ở bản thảo lần sau ạ)

Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà nó còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tếhoá đời sống kinh tếđang diễn ra mạnh mẽ. Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các quốc gia sẽ ngày càng tham gia nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI,ngược lại chính FDI lại thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Có thểnói đóng góp quan trọng nhất của việc thu hút nguồn vốn FDI vào Vĩnh Phúc thời gian qua là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Do tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, nông thôn đang dần bị thu hẹp, sự hình thành ngày càng nhiều các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp đương nhiên nhu cầu laođộng ngày càng tăng vì vậy lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn ngày càng giảm. Vĩnh Phúc cũng nằm trong quy luật phát triển đó. Những năm trước 1997 kinh tế còn nhiều khó khăn, mức tăng trưởng chậm, phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, thu ngân sách của tỉnh mới chỉ đạt trên dưới 100 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người chỉ bằng 47,8% bình quân cả nước. Sau hơn 10 năm phát triển, Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh công nghiệp với cơ cấu kinh tế: CN – XD chiếm tỷ trọng: 57,9%, NN chiếm 16,3%, TM – DV chiếm 25,8%.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động( CCLĐ) trong khu vực nông thôn, sự chuyển dịch lao động của Vĩnh Phúc đã trải qua nhiều giai đoạn: Từ năm 1997 – 2000: CCLĐ trong N – L – TS là 79,3%, CN – DV: 9,3 %, DV: 11,4%; từ 2000 – 2005 tỷ lệ N – L – TS giảm xuống còn 59,9%, CN – XD tăng 17,4%, DV tăng 22,6%, từ năm 2005 – 2007 N – L – TS tiếp tục giảm xuống 55%, CN – XD tăng lên 21% và DV tăng lên 24%. Đến hết năm 2008 tỷ lệ này đã đạt mức: N – L – TS giảm xuống còn 52%, CN – XD 21%, Dv: 27%.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc_ Thực trạng và giải pháp doc (Trang 30 - 32)