Thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ở Hải quan Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Lạng Sơn (Trang 45)

M TS VN ỐẤ ĐỀ LÝ L UN CHUNG V Q UN LÝ THU THU XU TNH P KHU ẬẨ

2.2.2. Thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ở Hải quan Lạng Sơn

Hàng hoá xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn trong những năm gần đây ngày càng tăng, tuy nhiên điều đáng lưu ý là:

- Về mặt hàng xuất nhập khẩu thì ngày càng phong phú, đa dạng, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng tăng so với kim ngạch nhập khẩu. Với nhiều loại hình xuất nhập khẩu như kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, hàng quá cảnh, hàng nhập sản xuất hàng xuất khẩu, tạm nhập tái xuất; hàng đầu tư, hàng chuyển tiếp, hàng gia công, hàng liên doanh… nhưng chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Luồng hàng xuất nhập khẩu chính ngạch chủ yếu thường qua cửa khẩu Hữu Nghị và Ga ĐSQT Đồng Đăng còn luồng hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch thì chủ yếu qua các cửa khẩu Cốc Nam, Chi Ma và Tân Thanh.

- Còn chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng ngày càng tăng về số lượng lẫn thành phần tham gia làm cho hoạt động xuất nhập khẩu trở nên sôi động tuy nhiên cũng đặt ra cho Hải quan Lạng Sơn những thách thức trong việc quản lý thu thuế xuất nhập khẩu.

Ví dụ như, Năm 2004 có 230 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng đến năm 2005 đã tăng lên tới 1050 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Số doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tăng là do năm 2005 là năm bắt đầu triển khai và thực hiện Luật Hải quan mới.

Những kết quả thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Lạng Sơn

* Về công tác tiếp nhận tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu:

- Khâu nghiệp vụ đầu tiên để thực hiện thủ tục hải quan đối với việc quản lý thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu chính là tiếp nhận và đăng ký tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu. Trên cơ sở chủ hàng tự khai báo về hàng hoá xuất nhập khẩu, nộp và xuất trình các chứng từ theo quy định cho cơ quan hải quan, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ rồi sẽ phân luồng theo tiêu chí sau:

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý

+ “Luồng vàng” là luồng dành cho lô hàng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc lô hàng có hồ sơ có vướng mắc về thủ tục giấy tờ.

+ “Luồng đỏ” là luồng dành cho hàng hoá xuất nhập khẩu có điều kiện. Đối với loại hàng này đòi hỏi phải kiểm tra kỹ và giám sát chặt chẽ.

“Trước khi đăng ký hồ sơ, công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ làm và kiểm tra các nội dung sau:

+ Nhập mã số thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế. Nếu doanh nghiệp bị cưỡng chế, không được ân hạn thuế thì thông báo cho doanh nghiệp lý do và yêu cầu bổ sung hoặc giải trình (nếu có).

+ Tra cứu màn hình nợ thuế, tra cứu thông tin doanh nghiệp, tra cứu không nợ quá hạn, tra cứu đơn vị vi phạm, tra cứu quản lý rủi ro, tra cứu chương trình cấp thẻ ưu tiên và tra cứu danh sách cưỡng chế.

Sau khi thực hiện một loạt các bước như vậy, nếu doanh nghiệp đủ điều kiện được đăng ký thì công chức thực hiện các bước tiếp theo:

+ Kiểm tra hồ sơ Hải quan về việc khai tên doanh nghiệp, mã số, khai thuế; + Kiểm tra đối chiếu các điều kiện quy định về việc làm thủ tục Hải quan (chế độ chính sách mặt hàng);

+ Kiểm tra các chứng từ phải có của bộ hồ sơ; + Kiểm tra C/O from D (nếu có), tờ khai trị giá.

Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhập máy các thông tin ghi trên tờ khai Hải quan (trên màn hình đăng ký) và tờ khai trị giá GATT (màn hình GTT22), thông tin C/O from D (màn hình C/O from D). Sau khi nhập vào máy các thông tin nêu trên, thông tin sẽ được xử lý theo chương trình quản lý rủi ro và đưa ra lệnh hình thức mức độ kiểm tra. Trường hợp đồng ý với mức độ phân luồng của máy thì in lệnh. Nếu có thay đổi thì chọn mức độ đề xuất, đánh vào máy lý do thay đổi (tuỳ theo tính chất mặt hàng, doanh nghiệp trọng điểm) sau đó in lệnh và ghi rõ lý do thay đổi. Hoàn tất các bước đó, công chức bước 1 chuyển hồ sơ Hải quan cùng phiếu phân luồng cho công chức bước 2”33.

33

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý

Đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và đăng ký tờ khai đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn nhất định như về ngoại thương, ngoại ngữ, tin học... cũng như phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, xử lý, giải quyết công việc chính xác và hiệu quả.

Với phương châm tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, giảm tối đa các khâu thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian thông quan cho một lô hàng mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ, góp phần tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại đầu tư. Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các Phòng Nghiệp vụ chức năng thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình để hướng dẫn giải quyết, xử lý kịp thời những vướng mắc về thủ tục Hải quan phát sinh, thiết lập và công khai số điện thoại đường dây nóng, danh sách Tổ giải quyết vướng mắc tại các cấp Cục và cấp Chi cục, cải cách chế độ quản lý, cơ chế điều hành hàng hoá xuất nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đến làm thủ tục Hải quan.34

Tính đến hết ngày 31/12/2005, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã làm thủ tục cho:

- 161.152 lượt hành khách xuất nhập cảnh bằng hộ chiếu qua cửa khẩu Hữu Nghị và Ga ĐSQT Đồng Đăng, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2004.

- 38.498 bộ tờ khai hàng hoá XNK với tổng kim ngạch XNK đạt: 402.704.683 USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2004. Trong đó:

+ Kim ngạch hàng xuất khẩu mậu dịch đạt: 48.739.325 USD, tăng 35,14% so với năm 2004.

+ Kim ngạch hàng nhập khẩu mậu dịch đạt: 310.114.289 USD, tăng 23,79% so với năm 2004.

+ Kim ngạch hàng xuất khẩu phi mậu dịch đạt: 43.547.391 USD, giảm 8,2% so với năm 2004.

+ Kim ngạch hàng nhập khẩu phi mậu dịch đạt: 303.678 USD, giảm 8,5% so với năm 2004.35

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý

Công tác kiểm tra, kiểm hoá hàng hoá xuất nhập khẩu là khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng trong quy trình nghiệp vụ hải quan cũng như công tác quản lý Nhà nước về hải quan, đảm bảo thu đúng thu đủ thuế cho NSNN, góp phần đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, quyết định tính trung thực, chính xác trong việc xác định giá trị hàng hoá thực xuất, thực nhập và để làm tiền đề cho các khâu nghiệp vụ tiếp theo.

Theo Thông tư 112/2005/TT- TCHQ ngày 15/12/2005 hướng dẫn về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan thì cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra, kiểm hoá hàng hoá xuất nhập khẩu như sau:36

+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan chịu trách nhiệm xác định về tên hàng, mã số hàng hoá. Trường hợp phát hiện việc khai của người khai hải quan là chưa chính xác thì giải thích cho người khai hải quan biết và điều chỉnh tên hàng, mã số theo đúng quy định, hướng dẫn về phân loại, áp mã hàng hoá.

+ Trường hợp Chi cục Hải quan không xác định được chính xác tên hàng, mã số hàng hoá do mặt hàng cần phân tích trong phòng thí nghiệm mới xác định được thành phần, hàm lượng, các chất cấu thành, bản chất, công dụng của hàng hoá thì Chi cục Hải quan cùng chủ hàng lấy mẫu gửi đến Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Hải quan (dưới đây gọi tắt là Trung tâm) để phân tích, phân loại. Căn cứ kết quả phân tích, phân loại của Trung tâm và các thông tin khác, Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan quyết định mã số hàng hoá.

+ Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với tên và mã số hàng hoá do cơ quan Hải quan xác định thì cùng với cơ quan hải quan lấy mẫu, thống nhất lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành để giám định. Kết quả phân tích giám định của cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành là căn cứ để các bên thực hiện. Cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình. Phí giám định do bên yêu cầu giám định trả.

36

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý

+ Trường hợp người khai hải quan và cơ quan Hải quan không thống nhất được trong việc lựa chọn tổ chức giám định thì các bên tiến hành giám định độc lập và thực hiện khiếu nại theo quy định của Pháp luật.

Đối với những mặt hàng mà bằng phương pháp thủ công hoặc thiết bị của cơ quan hải quan không xác định được lượng hàng (như hàng lỏng, hàng rời, lô hàng có lượng hàng lớn...) thì cơ quan hải quan căn cứ vào kết quả giám định của tổ chức giám định để xác định. Tổ chức giám định chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định của mình.

Đối với hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng:

+ Đối với hàng hoá nhập khẩu: cơ quan Hải quan căn cứ giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng có thẩm quyền để làm thủ tục hải quan.

+ Đối với hàng hoá xuất khẩu: cơ quan hải quan không yêu cầu nộp hoặc xuất trình các giấy trên, người khai hải quan chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật về chất lượng hàng xuất khẩu.

Đối với hàng hoá không thuộc diện phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng: + Trường hợp bằng phương tiện và thiết bị của mình, cơ quan Hải quan không xác định được chất lượng hàng hoá để áp dụng chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thì cùng với chủ hàng lấy mẫu hoặc tài liệu kỹ thuật (catalogue…) và yêu cầu chủ hàng giữ nguyên trạng hàng hoá, thống nhất lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành thực hiện giám định. Kết luận của cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành có giá trị để các bên thực hiện.

+ Trường hợp người khai hải quan và cơ quan Hải quan không thống nhất được trong việc lựa chọn tổ chức giám định chuyên ngành thì các bên tiến hành giám định độc lập và thực hiện khiếu nại theo quy định của Pháp luật.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý

giao đòi hỏi cán bộ kiểm hoá phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

* Công tác kiểm tra tính thuế xuất nhập khẩu:

Công tác tính thuế xuất nhập khẩu là một khâu nghiệp vụ tổng hợp trong quy trình thủ tục hải quan vì khâu nghiệp vụ này lấy kết quả của hai khâu nghiệp vụ trước làm tiền đề và đồng thời tạo điều kiện kiểm tra chính xác lại việc tính thuế.

Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế do đối tượng nộp thuế khai. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc khai thiếu nội dung hoặc không đảm bảo thể thức pháp lý theo quy định, cơ quan hải quan thông báo cho đối tượng nộp thuế biết để khai bổ sung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, khai đủ nội dung, đảm bảo thể thức pháp lý theo quy định, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra các bước tiếp theo sau đây:

+ Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc thuế giá trị gia tăng hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt;

+ Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế;

+ Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế. Nội dung kiểm tra gồm:

• Kiểm tra kê khai của người khai hải quan về số lượng, trọng lượng,

đơn vị tính của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; • Kiểm tra trị giá khai báo của người khai hải quan;

• Kiểm tra kê khai của người khai hải quan về mức thuế suất thuế

xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt; chênh lệch giá (nếu có);

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý

• Kiểm tra kê khai của người khai hải quan về tỷ giá tính thuế;

• Kiểm tra kết quả tính thuế do người khai hải quan kê khai, bao

gồm kiểm tra phép tính số học, số thuế phải nộp của từng mặt hàng theo từng sắc thuế, tổng số thuế phải nộp của cả tờ khai hải quan;

• Kiểm tra điều kiện để áp dụng thời hạn nộp thuế hoặc áp dụng các

biện pháp cưỡng chế thuế theo quy định của pháp luật thuế.37

Trong những năm qua, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn coi nhiệm vụ thu thuế là quan trọng, do đó mà Cục một mặt luôn chú ý tổ chức nhân lực, triển khai và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thực hiện. Mặt khác cũng đồng thời chỉ đạo việc áp dụng các Luật thuế mới, đặc biệt là tại các cửa khẩu trọng điểm có nhiều hàng hoá xuất nhập khẩu đi qua.

* Công tác kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu:

Đây là khâu nghiệp vụ không kém phần quan trọng trong chức năng nhiệm vụ của Ngành, góp phần đáng kể làm tăng nguồn thu cho NSNN.

Năm 2004, chỉ tiêu thu nộp ngân sách Chính phủ giao cho Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn là 550 tỷ VNĐ, trong đó thuế XNK là 330 tỷ VNĐ và thuế Giá trị gia tăng là 220 tỷ VNĐ. Tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2004, Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn đã thu được:

Số thu phát sinh: 457.58 tỷ VNĐ, tăng 7% so với năm 2003. Cụ thể:

- Thuế XNK : 237, 444 tỷ VNĐ

- Thuế Giá trị gia tăng: 216, 374 tỷ VNĐ

- Thu khác: 3,762 tỷ VNĐ

Số thực nộp kho bạc: 433.950,180 triệu VNĐ, tăng 06% so với cùng kỳ năm 2003 và đạt 78,9% kế hoạch được giao. Cụ thể:

- Thuế XNK : 230.211,836 triệu VNĐ

- Thuế Giá trị gia tăng: 200.009,501 triệu VNĐ

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học quản lý

- Bán hàng tịch thu: 761,547 triệu VNĐ [1, 4].38

Năm 2005, chỉ tiêu thu nộp ngân sách Chính phủ giao cho Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn là 430 tỷ VNĐ (thuế XNK là 230 tỷ VNĐ và thuế Giá trị gia tăng là 200 tỷ VNĐ), chỉ tiêu phấn đấu thu năm 2005 của đơn vị là 470 tỷ VNĐ.

Xác định nhiệm vụ thu ngân sách năm 2005 là hết sức nặng nề, nên ngay từ những ngày đầu năm Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm thu đúng, thu đủ cho NSNN đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế như: thành lập các đoàn kiểm tra công tác nghiệp vụ xuống các Chi cục hải quan cửa khẩu để hướng dẫn và kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong công tác nghiệp vụ; thành lập các Đoàn công

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Lạng Sơn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w