II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG.
2. Môi trường kinh tế quốc dân
2.1. Nền kinh tế quốc dân:
Tổng sản phẩm quốc dân GDP ở nước ta đang tăng trưởng mạnh, mấy năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP tại Việt Nam thường đạt từ 7,5 - 8%. Điều đó chứng tỏ GDP tăng làm cho mức sống của đa số bộ phận dân cư cũng như ngân sách tiêu dùng cho các tổ chức xã hội gia tăng làm tăng
khả năng chi tiêu. Từ đó nhu cầu của mỗi người tăng lên trong đó có nhu cầu về may mặc.
Trước đây, Công ty Cổ phần may Chiến Thắng chỉ tập trung vào hàng xuất khẩu thì nay Công ty đã chúng trọng đến thị trường nội địa hơn, nhất là các sản phẩm quần áo thời trang dành cho phụ nữ. Thu nhập của người dân tăng lên và do đó nhu cầu thiết yếu cũng tăng lên nhất là hàng may mặc. Điều này thuận lợi cho công ty đầu tư, chú trọng hơn nữa đến thị trường trong nước.
Chính sách tiền công, tiền lương thêm được Nhà nước quan tâm và đưa ra các chính sách tăng lương liên tục làm cho thu nhập của người dân cao hơn từ đó nhu cầu tiêu dùng cho may mặc cũng tăng lên.
2.2. Môi trường ngành:
Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành.
Trong lĩnh vực dệt may, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dệt may diễn ra rất lớn. Đặc biệt đối với ngành may mặc, mỗi công ty có nhiều sản phẩm khác nhau và mỗi một sản phẩm của công ty phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại từ các công ty may mặc khác. Thế mạnh của Công ty may Chiến Thắng là áo Jacket, trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm này tại miền Bắc thì không có đối thủ cạnh tranh, nhưng trong miền Nam có Công ty may Nhà Bè là đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty may Chiến Thắng. Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, sản phẩm áo Jackét đang bão hòa và kinh doanh sản phẩm áo Jackét không đem lại lợi nhuận cao nên công ty đã dần thu hẹp sản xuất áo Jacket mà chuyển sang sản xuất kinh doanh quần áo phụ nữ. Đối với việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm này thì công ty hầu như không phải cạnh tranh với các công ty trong nước nhiều lắm vì sản xuất kinh doanh quần áo phụ nữ gần như là Công ty may Chiến Thắng tiên
phong chuyển đổi sang. Do đó công ty không chịu sức ép quá lớn từ các công ty may mặc trong nước mà chủ yếu là chịu sự cạnh tranh từ các công ty may mặc ở nước ngoài. Nhưng để nắm bắt cơ hội là người đi tiên phong thì Công ty may Chiến Thắng phải nỗ lực quảng bá sản phẩm, chủ động tìm kiếm thị trường, nâng cao chất lượng, mẫu mã chủng loại sản phẩm nhiều hơn nữa.
2.3. Nhà cung cấp:
Sức ép từ nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào rất lớn đối với ngành may mặc Việt Nam nói chung và Công ty may Chiến Thắng nói riêng. Thị trường mang tính chất cạnh tranh, cạnh tranh không hoàn hảo hay độc quyền sẽ tác động ở mức độ khác nhau đến hoạt động mua sắm, dự trữ của doanh nghiệp.
Do nguyên liệu công ty phải nhập khẩu từ Hàn Quốc và Hồng Kông nên chịu sức ép từ nhà cung cấp của nước ngoài rất lớn. Đồng thời, tính chất thay thế các yếu tố đầu vào này của công ty là không thể, do đó có thể nguyên liệu bị nhà cung cấp ép giá và phải chịu mua với giá cao hơn.
2.4. Khách hàng:
Khách hàng của Công ty Cổ phần may Chiến Thắng chủ yếu là các đối tác nước ngoài, họ đặt hàng cho công ty gia công để từ đó họ sản xuất lại thành phẩm để bán ra thị trường. Do hàng xuất khẩu của Công ty chủ yếu là hàng gia công nên khách hàng rất chú trọng đến những nguyên liệu chi tiết nhất như chỉ, cúc, bông dệt vải v.v… Mặt khác, thị trường may mặc, nhu cầu sản phẩm may mặc đang ở mức bão hòa nên việc chuyển sang kinh doanh những sản phẩm may mặc khác đồng nghĩa với việc tìm kiếm khách hàng mới, điều này thật không dễ dàng gì đối với công ty. Hiện nay, khách hàng ngày càng trở nên khó tính hơn, họ yêu cầu cao về kỹ
thuật may từng đường kim mũi chỉ, giao hàng đúng theo thời hạn hợp đồng, chất lượng sản phẩm gia công phải cao. Chính vì lẽ đó mà công ty phải tuyển chọn những công nhân có tay nghề cao hoặc đào tạo những công nhân mới vào nghề. Đồng thời phải giữ chữ tín đối với khách hàng về chất lượng, thời gian giao hàng v.v…
Đối với khách hàng trong nước, thường công ty tập trung vào hàng thời trang dành cho phụ nữ, vì vậy có sự thay đổi cập nhật mẫu mã liên tục để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nhất là đối với phụ nữ là khách hàng tiêu dùng cho may mặc khá lớn.
Người tiêu dùng là những người đem đến lợi nhuận cho công ty. Họ tiêu dùng càng nhiều sản phẩm cho công ty thì lợi nhuận càng tăng. Do đó khách hàng đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế công ty luôn phải coi trọng ý kiến thái độ của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty, quan tâm hơn nữa đến công tác chăm sóc khách hàng, luôn coi khách hàng là thượng đế. Có như vậy mới có nhiều khách hàng tìm đến công ty và nhờ đó lợi nhuận công ty sẽ tăng cao và quy mô sản xuất của công ty sẽ được mở rộng. Quá trình thực hiện phân tích cầu và dự báo cầu của Công ty cổ phần may Chiến Thắng.
Phòng ban thực hiện nghiên cứu và dự báo nhu cầu của Công ty cổ phần may Chiến Thắng.
Công ty chưa có phòng bán hàng riêng nên trước đây phòng xuất nhập khẩu phải đưa ra kế hoạch, chiến lược kinh doanh choi công ty. Mới gần đây, công ty cho tổ chức sát nhập Phòng Kinh doanh nội địa, kinh doanh tiếp thị, xuất nhập khẩu thành Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu.
Hoạt động và chức năng của Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu như sau:
Nghiên cứu và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Thực hiện mục tiêu chăm sóc phục vụ khách hàng, thương thảo hợp đồng và xây dựng.
Chuẩn bị bản trình về chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần may Chiến Thắng.
Điều phối sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng và các bộ phận chức năng.
Phân tích thị trường, thuyết minh báo cáo và dự báo dựa trên những hoạt động hiện tại của công ty.
Xử thế các thông tin phản hồi từ thị trường và khách hàng.
Lập chiến lược thị trường và kiểm soát chiến lược dựa trên việc bám sát các kế hoạch và điều chỉnh các kế hoạch ngắn hạn nhằm đạt được mục tiêu về kế hoạch đã đặt ra.
Phụ trách quảng cáo sản phẩm.
Kiểm soát mức chi phí hòa vốn và phối hợp với Phòng Kế toán nhằm dự báo chính xác chi phí hòa vốn.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác tốt giữa khách hàng và nhà cung cấp.