Thông tin chung
- Khối thi tuyển sinh: B. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư.
Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo kỹ sư có chuyên môn về Bệnh học thủy sản (ngư y), có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các cơ sở sản xuất thủy sản.
- Có kiến thức chuyên ngành rộng và cơ bản, có kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng tự học, tự nghiên cứu. - Hướng nghiên cứu: Nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý dịch bệnh thủy sản và ngư y; nghiên
cứu về dịch tể học thủy sản và các biện pháp phòng trị; nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến bệnh thủy sản.
Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp
- Các cơ quan quản lý hành chính về lĩnh vực thủy sản ở địa phương như: Sở Thủy sản, Chi cục bảo vệ nguồn lợi, Trung tâm khuyến ngư.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nuôi trồng thủy sản (sản xuất giống thủy sản, thức ăn thủy sản,
hóa dược điều trị bệnh thủy sản…) của các thành phần kinh tế.
- Các viện nghiên cứu, trường đại học có nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu về sinh học biển, nuôi hải sản, đa dạng và bảo tồn sinh vật biển.
- Viện nghiên cứu, trường đại học có nhu cầu về nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Bệnh học thủy sản. - Cơ sở tư vấn và điều trị bệnh cá, tôm…
38. Sinh học biển (309)Thông tin chung Thông tin chung
- Khối thi tuyển sinh: B. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư Thủy sản - chuyên ngành Sinh học biển:
- Có kiến thức cơ bản về đa dạng sinh vật biển cho mục đích phát triển và bảo tồn sinh vật biển, quản lý các khu bảo tồn đa dạng sinh học biển, quản lý và bảo vệ nguồn lợi sinh vật biển và nguồn lợi thủy sản nói chung.
- Có khả năng sản xuất giống và nuôi trồng các loài hải sản bao gồm cá biển, giáp xác, nhuyễn thể, rong biển...
- Có khả năng giải quyết các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn, làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ sở có liên quan đến sinh học biển, nuôi trồng hải sản và bảo vệ nguồn lợi sinh vật biển.
- Hướng nghiên cứu: chuyên sâu về lĩnh vực sinh học biển bao gồm sinh vật biển, các quá trình sinh học, hóa học, lý học diễn ra trong môi trường biển, những tác động qua lại giữa môi trường với sinh vật sống và các biện pháp quy hoạch, quản lý, bảo tồn môi trường và sinh vật biển.
Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp
- Các cơ quan quản lý hành chính về lĩnh vực thủy sản ở địa phương như: Sở Thủy sản, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi, Trung tâm Khuyến ngư.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học biển của các thành phần kinh tế. - Khu bảo tồn biển quốc gia; Vườn quốc gia; Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học.
- Các viện nghiên cứu, trường đại học có nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu về sinh học biển, nuôi hải sản, đa dạng và bảo tồn sinh vật biển.
39. Quản lý nghề cá (409)
Thông tin chung
- Khối thi tuyển sinh: A. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư.
- Đào tạo Kỹ sư ngành Quản lý nghề cá, có kiến thức đủ rộng, có khả năng nghiên cứu, có năng lực tự học để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức nhằm thích ứng với nhu cầu phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL. - Có khả năng quy hoạch, quản lý nghề cá, đồng thời phát triển nuôi trồng, khai thác và sử dụng nguồn lợi
thủy sản một cách hiệu quả nhất vào sự phát triển của vùng ĐBSCL.
Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp
- Các Sở Thủy sản, Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm khuyến ngư ở các tỉnh (thành phố), quận (huyện). - Các công ty sản xuất kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản, cơ sở sản xuất kinh doanh ngành thủy sản ở mọi
thành phần kinh tế.
- Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
KHỐI SƯ PHẠM