Chế biến thủy sản (202) Thông tin chung

Một phần của tài liệu huong nghiep-DAI HOC CAN THO-rat hay (Trang 26 - 28)

- Khối thi tuyển sinh: A. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư.

Mục tiêu đào tạo

- Có kiến thức chuyên môn vững vàng và kỹ năng thực hành.

- Có khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề phát sinh trong chuyên ngành. - Kỹ năng chuyên môn:

+ Có khả năng quản lý các dây chuyền chế biến lương thực - thực phẩm từ quy mô nhỏ đến quy mô công nghiệp.

+ Kiểm tra, phân tích và đánh giá chất lượng của các sản phẩm thực phẩm.

+ Có khả năng tự nghiên cứu để cải tiến quy trình hoặc đề xuất một quy trình chế biến sản phẩm thực phẩm mới.

Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp

- Các cơ quan quản lý Nhà nước về công nghệ thực phẩm như Sở Khoa học - Công nghệ, Công nghiệp… - Các công ty, nhà máy, xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và thủy sản.

- Các cơ quan kiểm định chất lượng thực phẩm.

- Các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ thực phẩm.

24. Chế biến thủy sản (202)Thông tin chung Thông tin chung

- Khối thi tuyển sinh: A. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư.

Mục tiêu đào tạo

- Đào tạo kỹ sư, có kiến thức cơ bản và kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ chế biến thủy sản; có hiểu biết cơ bản về nuôi trồng và khai thác thủy sản; có khả năng giải quyết các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn, làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ sở có liên quan đến chế biến thủy sản.

- Hướng nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ trong chế biến sản phẩm thủy sản; kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản.

Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp

- Các Sở Thủy sản; các xí nghiệp, công ty chế biến thủy hải sản.

- Các cơ quan; tổ chức hoạt động trên lĩnh vực thủy sản như: quản lý chất lượng sản phẩm chế biến từ thủy sản, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, kiểm phẩm…mọi thành phần kinh tế.

- Tham gia giảng dạy và nghiên cứu chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng, trung học nghề… và viện nghiên cứu.

25. Chăn nuôi (305 - Có 2 chuyên ngành)

Các chuyên ngành thuộc ngành Chăn nuôi không có mã số quy ước tuyển sinh riêng, mà lấy mã số ngành học. Sau khi nhập học, sinh viên chọn 1 chuyên ngành phù hợp để hoàn thành chương trình đào tạo.

25.1. Chăn nuôi - Thú yThông tin chung Thông tin chung

- Khối thi tuyển sinh: B. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư.

Mục tiêu đào tạo

- Đào tạo kỹ sư có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chăn nuôi, có kiến thức chuyên ngành rộng và cơ bản về khoa học nông nghiệp, có kỹ năng nghiệp vụ, có khả năng tự học, tự nghiên cứu.

- Hướng nghiên cứu: bao gồm kỹ thuật chăn nuôi (nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi dưỡng

động vật), dinh dưỡng và thức ăn gia súc, di truyền giống vật nuôi, quản lý quy trình sản xuất chăn nuôi

và kiến thức khái quát về thú y.

Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp

- Các cơ quan quản lý ngành như: Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thú y. - Các viện nghiên cứu giống vật nuôi, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

- Các tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về chăn nuôi, thức ăn gia súc, thuốc thú y và vắcxin, công ty giống vật nuôi, các trang trại sản xuất …ở mọi thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu huong nghiep-DAI HOC CAN THO-rat hay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w