2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty
2.4 Các biện pháp kinh tế khác
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động các doanh nghiệp ngoài cách sử
dụng các giải pháp trên cần áp dụng một số biện pháp tổng hợp như: đẩy mạnh
giải phóng vốn; thường xuyên xác định phần chênh lệch giá giữa giá mua ban đầu
với giá thị trường tại thời điểm kiểm tra tài sản lưu động tồn kho để có biện pháp
xử lý kịp thời, hiệu quả; tăng cường việc kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng
vốn lưu động, thực hiện công việc này thông qua một số chỉ tiêu như: vòng quay vốn lưu động, sức sinh lợi của vốn lưu động ... Trên cơ sở đó, biết được rõ tình hình sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp, phát hiện những vướng mắc nhằm
sửa đổi kịp thời, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Thực hiện nghiêm túc, triệt để công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn mà từ đó làm phát sinh nhu cầu
vốn lưu động dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, tăng chi phí vốn
mà đáng lẽ không có. Vốn bị chiếm dụng ngày càng trở thành gánh nặng cho
doanh nghiệp khi trở thành nợ khó đòi, gây thất thoát vốn của doanh nghiệp. Bởi
vậy, để chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nên lập các quỹ
dự phòng tài chính để có thể bù đắp khi vốn bị thiếu hụt.
3. Kiến nghị .
Qua quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế tại Công ty thương mại kỹ thuật và
đầu tư Petec, dựa vào việc phân tích trên, em đã phần nào hiểu được tình hình tài chính của công ty. Trong phạm vi báo cáo của mình, em xin đề xuất một số ý kiến
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty.