2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trong cơ cấu vốn của Công ty hiện nay, vốn lưu động chiếm một tỷ trọng
rất lớn. Vốn lưu động nằm ở tất cả khâu của quá trình sản xuất kinh doanh và do chu kỳ kinh doanh kéo dài, vốn bị đọng ở nhiều khâu như: Giá trị hàng tồn kho,
trong các khoản phải thu, các khoản tạm ứng khi tiến hành kinh doanh ... Việc sử
dụng hiệu quả vốn lưu động phải giải quyết được mâu thuẫn giữa khối lượng vốn
lớn và tốc độ luân chuyển nhanh. Sau đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tại Công ty .
2.2.1. Đẩy nhanh việc thu hồi công nợ, thúc đẩy hoạt động thanh toán giữa các đối
tác.
Qua phân tích công tác quản lý các khoản phải thu cho thấy Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec có một khoản vốn lớn nằm tồn đọng trong
khâu thanh toán, hàng tồn kho và dự trữ, công nợ phải thu của công ty. Nếu rút
ngắn thời gian thu hồi nợ thì công ty sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, nó giúp công
ty giảm nhiều khoản vay ngắn hạn.
Trong hoạt động kinh doanh của Công ty, nhiều khi Công ty phải bỏ ra
vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó giá cả thị trường luôn tăng trong những năm qua đã khiến công ty phai bù lỗ rất nhiều cho hoạt động kinh doanh xăng dầu để
bình ổn thị trường. Chính vì thế nhu cầu vốn lưu động ở công ty rất lớn. Việc đẩy
mạnh thu hồi công nợ phần nào giúp công ty giải quyết vấn đề vốn lưu động để
kinh doanh.
2.2.2. Thực hiện tốt công tác hoàn thiện hồ sơ quyết toán.
Hồ sơ thanh quyết toán được hoàn thiện dựa trên cơ sở thống nhất xác định
các chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị), chi phí chung, lãi định
mức và các đơn giá chi tiết kèm theo các phần việc kinh doanh cụ thể đó.
Hồ sơ thanh quyết toán là cơ sở đầu tiên trong quá trình thu hồi vốn của mọi công ty. Do đó ngay từ bước khởi đầu này thì công ty cũng cần thực hiện tốt công
tác hoàn thiện hồ sơ quyết toán với các đối tác. Hồ sơ được lập hợp lý, hợp lệ,
chính xác với hợp đồng đã ký thì các đối tác không có lý do gì để kéo dài thời gian
thanh toán cho phía công ty.
2.2.3.Tăngcường công tác quản lý vốn lưu động trong khâu kinh doanh.
Những đặc điểm rất phức tạp của hoạt động kinh doanh xăng dầu cung như
cà phê và các mặt hàng thiết yếu khác đã gây rất nhiều khó khăn cho công ty trong
việc quản lý vốn lưu động nói chung cũng như giá trị hàng hóa tồn kho nói riêng. Những khó khăn có thể kể đến đối với công ty là:
Công ty hết hàng không kịp phân phối cho các cơ sở hoặc rủi ro trong quá
trình vận chuyển dẫn đến những tổn thất không lường hết được. Tuy công ty có
nhiều kho chứa lớn rải rác khắp các tỉnh nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng
thiếu hàng hóa cung cấp cho các đối tác. Bên cạnh đó việc kinh doanh xăng dầu
ngày càng trở nên khó khăn hơn vì giá cả trên thế giới luôn tăng. Chính điều này làm cho công ty phải bù giá xăng dầu để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Để có thể khắc phục phần nào thiệt hại trong những trường hợp này, Công ty liên tục mở rộng mạng lưới cung ứng trên toàn quốc, huy động kịp thời các
nguồn vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh luôn thông xuốt. Đồng thời, công ty cũng liên tục xin Bộ thương mại cấp bù giá xăng dầu để hoạt động kinh doanh xăng dầu không bị gián đoạn.
Ngoài ra, còn một vấn đề rất quan trọng là việc điều động đội xe bồn của
công ty một cách kịp thời và hợp lý để cung cấp xăng dầu trong cả nước. Thường
xuyên có các tàu chở dầu cỡ lớn từ trong Nam ra để cung cấp cho Cảng Hải
phòng, từ đó phân phối đi các chi nhánh Miền Bắc. Nguyên việc vận chuyển hàng hóa gây nhiều khó khăn và làm cho giá cả tăng lên.