Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động kinh doanh của công ty cũng như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, công ty đã đề ra cho mình những phương hướng kế hoạch và những mục tiêu cụ thể cho những năm tiếp theo như sau:
Bảng 20: Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận.
ĐVT: Nghìn đồng.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
KH +/- KH +/-
Doanh thu thuần 2.204.846.725 3,46% 2.425.331.397 10,33% Lợi nhuận sau thuế 42.711.087 18,57% 50.801.558 18,94%
Lợi nhuận/Doanh thu thuần 1,94% 14,60% 2,09% 7,81%
Lợi nhuận/Vốn lưu động 17,08% - 22,39% 20,32% 18,94%
Cổ tức 12% 0,00% 12% 0,00%
Ngoài ra, mục tiêu phát triển của Công ty trong các năm tới là:
-Mang lại lợi nhuận tối đa cho Công ty, tạo việc làm ổn định, từng bước nâng cao
thu nhập cho người lao động và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
-Tạo thế chủ động về nguồn nguyên liệu, sản phẩm hóa dầu nhập khẩu thông qua
việc tìm kiếm và lựa chọn thêm các nhà cung cấp mới trong khu vực và trên thế
giới.
-Tăng cường về sản phẩm và doanh số trên các ngành hàng Xăng dầu, Cà phê, Hàng nông sản, … và mở rộng thị phần của mình trên thị trường; chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh để khai thác tối đa nội lực của mình, tăng lợi
nhuận và tăng giá trị công ty.
*Kế hoạch về đầu tư và xây dựng:
-Đầu tư vào Kho chứa, bể chứa dầu mỡ nhờn, Nhựa đường, Hóa chất dung môi tại
miền Tây Nam Bộ.
Qua nghiên cứu, miền Tây Nam Bộ là vùng kinh tế sẽ có cơ hội phát triển
trong những năm tới do quốc lộ số 1 được thông suốt, ngay sau khi cầu Cần Thơ được xây dựng và hoàn thành. Công ty đã xác định và khai thác cơ sở vật chất kỹ
thuật được Bộ giao cho để đầu tư kho chứa tại miền Tây Nam Bộ.
Mục tiêu của dự án là:
+ Chủ động về nguồn Dầu nhờn có phẩm cấp trung bình, đáp ứng nhu cầu sử dụng
+ Đáp ứng nhu cầu tại miền Tây Nam Bộ chủ yếu là các loại dung môi hóa chất cơ
bản: Dung môi cao su, Dung môi pha sơn, Toluen và Xylên tại miền Tây Nam Bộ
với sản lượng tiêu thụ khoảng 1.300 tấn/ năm.
+Giảm chi phí hoạt dộng tại miền Tây Nam Bộ nhờ giảm chi phí vận chuyển….
-Góp vốn vào công ty khác như Công ty Cổ phàn hóa dầu Quân đội-Bộ Quốc
Phòng(MPC).
Hàng năm nhu cầu sử dụng các sản phẩm Dầu mỡ nhờn cho quân đội là rất
lớn khoảng 5.000 tấn trong đó khoảng 4.000 tấn dầu mỡ thông dụng mua của các
hãng tại Việt Nam thông qua đấu thầu và 1.000 tấn Dầu mỡ nhờn đặc chủng được
nhập khẩu.
Vừa qua Bộ Quốc Phòng có chủ trương xây dựng hệ thống các sản phẩm
Dầu mỡ mang “trade mark” quân đội. Phía quân đội đã đánh giá rất cao cơ sở vật
chất, hệ thống sản phẩm, trình độ công nghệ và kỹ thuật pha hiệu quả vừa giúp cho
công tác sử dụng vốn lưu động được chủ động, hợp lý và tiết kiệm.
Hiện tại công ty đang xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp gián
tiếp là dựa vào số vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế
hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty năm kế hoạch.
Thực trạng sử dụng Vốn lưu động của Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec cho thấy công ty chưa thực sự chủ động trong công tác tổ chức và sử dụng
vốn. Điều này thể hiện ở chỗ số vốn vay ngắn hạn quá lớn, các khoản phải thu quá
nhiều. Thực tế cho thấy nếu hoạt động như vậy thì sẽ không có hiệu quả vững bền. Do đó việc xác định nhu cầu Vốn lưu động là rất cần thiết.
Như đã phân tích ở trên, tổng mức luân chuyển vốn năm 2006 tăng 0,39%
so với năm 2005. Theo kế hoạch đặt ra thì đến năm 2008 dự kiến tổng mức luân
chuyển vốn sẽ là 2.204.846.725 nghìn đồng và số vòng quay Vốn lưu động cũng tăng thêm 0,87 vòng so với năm 2007, tức là đạt 6,5 vòng/năm.
Vậy nhu cầu Vốn lưu động cho năm kế hoạch là: Vnc = 2.204.846.725/6,5 = 339.207.188 nghìn đồng.
Trên cơ sở nhu cầu Vốn lưu động theo kế hoạch đã lập công ty cần có kế
hoạch huy động vốn và sử dụng vốn sao cho hợp lý và chi phí vốn bỏ ra là thấp
nhất mà lại thu được hiệu quả cao nhất. Cũng cần thấy rằng để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi thì nguồn Vốn lưu động thường xuyên cần
thiết của doanh nghiệp phải là nguồn vốn có tính chất ổn định, bền vững. Từ thực
trạng của công ty ta thấy nguồn vốn vay ngắn hạn của công ty được khai thác một
cách triệt để nếu không nói là quá mức ( Chiếm 79,64% tổng nợ ngắn hạn) trong
khi vẫn có thể khai thác thêm từ các nguồn khác.
Theo em thì công ty có thể định hướng nguồn trang trải nhu cầu Vốn lưu động bằng cách tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.
Doanh thu thuần của năm 2006 là 18.239.600 triệu đồng, từ đó ta có thể tính
Bảng 21 : Một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến Doanh thu. ĐVT : nghìn đồng. Tài sản SDbq Tỷ lệ % Nguồn vốn SDbq Tỷ lệ % Tiền 342.271.000 20,97 Phải trả người bán 801.823.231 54,50 Các khoản phải thu 247.968.000 15,20
Người mua trả tiền
trước 4.643.575 0,31 Hàng tồn kho 802.334.000 49,20 Thuế và các khoản phải nộp NN 153.502.170 10,44 Tài sản lưu động khác 239.281.000 14,67
Phải trả người lao
động 8.195.908 0,56 Chi phí phải trả 86.636 Vay ngắn hạn. 409.000.000 27,78 Phải trả phải nộp khác 94.097.535 6,40 Cộng 1.631.854.000 100 Cộng 1.471.349.056 100
Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2006 Công ty Petec.
Hệ số nợ hiện nay của công ty đang là 76,96%, mà phần lớn là vay ngắn hạn,
do vậy công ty không nên tăng thêm vay ngắn hạn nữa mà cần giảm xuống càng thấp càng tốt. Theo em công ty có thể: Chuyển dịch cơ cấu vốn. Về chuyển dịch cơ cấu vốn: Nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể sử dụng linh
hoạt nguồn vốn của mình, như tăng Vốn lưu động từ các quỹ để lại như quỹ đầu tư
phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi…. Hoặc công ty có
thể phát hành cổ phiếu để tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu ( đây cũng là hướng đi của công ty trong năm tới ), từ đó đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về Vốn lưuđộng, hạn chế
bớt tình trạng nóng của việc huy động nguồn vốn vay ngắn hạn quá mức, làm tăng
khả năng thanh toán của công ty.