ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AT –BHLĐ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý an toàn - bảo hộ lao động tại công ty vật liệu nổ công nghiệp (Trang 48 - 51)

1. Những định hướng mang tính nhà nước:

Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động , tập trung vào một số lĩnh vực có nguy cơ cao như sản xuất thuốc nổ, nổ mìn. Đẩy mạnh công tác chăm lo sức khoẻ và phục hồi khẳ năng cho người lao động thông qua việc đầu tư nâng cấp các cơ sở điều dưỡng, phục hồi

chức năng, điều trị bệnh nghề nghiệp, tăng cường nghiên cứu các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp và phục hồi khả năng lao động.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hộ lao động, từ việc hoàn thiện hành lang pháp lí và bộ maý quản lý nhà nước đến việc tăng cường triển khai các hoạt động bảo hộ lao động như thanh tra, kiểm tra và xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm luật lao động, đặc biệt đối với các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.

Nâng cao nhận thức, trách nghiệm của các cấp quản lý, các tổ chức, cá nhân, đồng thời phát huy vai trò của quần chúng trong công tác bảo hộ lao động bằng việc đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, huấn luyện và các phong trào quần chúng, tham gia công tác bảo hộ lao động, tăng cường cung cấp các dịch vụ tư vấn an toàn - vệ sinh lao động, huấn luyện, kiểm định và các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động.

Nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ bảo hộ lao động; xử lý ô nhiễm môi trường lao động; các giải pháp an toàn nhằm hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động làm việc với các thiết bị, máy có nguy cơ rủi ro cao và trên các công trường xây dựng, hầm mỏ…

Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn viện trợ của các chính phủ, tổ chức phi chính phủ cho việc trợ giúp kỹ thuật, đào tạo, huấn luyện, học tập kinh nghiệm và tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác an toàn - bảo hộ lao động trong giai đoạn công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.

Triển khai thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong tình hình mới là một vấn đề khá lớn, trên phạm vi rọng với nhiều cơ quan, tổ chức cùng tham gia. Để đảm bảo triển khai hiệu quả chương trình cần có các giải pháp cụ thể về chính sách như: Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý,

tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, giảm bớt thủ tục hành chính, đảm bảo sự đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động.

2. Định hướng công tác AT – BHLĐ tại công ty trong thời gian tới:

Căn cứ vào tình hình và nguyên nhân gây tai nạn lao động trong các năm trước, để chủ động phòng ngừa tai nạn lao động trong thời gian tới, từ Văn phòng Công ty xuống đến các xí nghiệp cần thực hiện tốt các nội dung chính sau:

- Khẩn trương triển khai rộng rãi việc phát phiếu tự kiểm tra pháp luật tới các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là các xí nghiệp, phân xưởng được dự báo là có nguy cơ tai nạn cao.

- Tăng cường thanh tra chuyên đề về an toàn lao động xuống cơ sở. - Chỉ đạo các đơn vị chấn chỉnh công tác an toàn - bảo hộ lao động như: Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về ATLĐ, VSLĐ và các chế độ BHLĐ. Tăng cường huấn luyện về an toàn - bảo hộ lao động, đặc biệt là đối với các cán bộ làm công tác an toàn và các công nhân lao động trực tiếp tại các nhà máy sản xuất thuốc nổ.

Tăng cường tự kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước về an toàn ở tất cả các khâu sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, thử , huỷ Vật liệu nổ công nghiệp.

 Tăng cường pháp chế, kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm về

an toàn - bảo hộ lao động. Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động định kỳ, đúng thời hạn, đúng mẫu.

Quản lý chặt chẽ về an toàn - bảo hộ lao động đối với các máy móc, thiết bị, vật tư và các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý an toàn - bảo hộ lao động tại công ty vật liệu nổ công nghiệp (Trang 48 - 51)