MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN XÂY LẮP DIỆN
III.4 ĐIỀU CHỈNH MỨC KHẤU HAO CƠ BẢN TSCĐ CỦA CÔNG TY III.4.1 Cơ sở lý luận
III.4.1 Cơ sở lý luận .
Mức độ khấu hao cơ bản của TSCĐ cho thấy tốc độ chuyển dịch dần giá trị của TSCĐ vào cố định. Việc tăng mức khấu hao cơ bản tháng sẽ làm rút ngắn thời gian thu hồi vốn cố định, tuy nhiên nó lại làn tăng chi phí, giá thành của sản phẩm và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp thường phải cân nhắc giữa lợi thu được từ việc thu hồi vốn nhanh và khoản lợi nhuận mất đi do điều chỉnh mức khấu hao cơ bản tháng. Căn cứ tăng cao thì sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khi tỷ suất lợi nhuận tốc độ cao thì việc nâng mức khấu hao cơ bản sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tốc đọ quay vòng vốn, sớm thu hồi vốn cố định để tái đầu tư, nâng cao năng lực TSCĐ nhưng vẫn đảm bảo mức lợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp.
III.4.2 Cơ sở thực tiễn.
Cổ phần Xây Lắp Điện I là doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận ổn định. Trong khi đó, hầu hết các TSCĐ của công ty đều có thời gian khấu hao tối đa theo quy định về chế độ trích khấu hao trong các doanh nghiệp xây lắp ( 8-10 năm). Công ty lại áp dụng chế độ khấu hao theo đường thẳng đối với toàn bộ hệ thống TSCĐ tuy đơn giản nhưng không phản ánh đầy đủ mức độ hao mòn thực tế của tài sản. do vậy, với tình hình sản xuất kinh doanh thuận lợi như hiện nay, công ty hoàn toàn có khả năng mức khấu hao cơ bản tháng của một số TSCĐ nhằm rút ngắn thời gian thu hồi vốn cố định, sớm thực hiện tái đầu tư mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất của TSCĐ. Hơn nữa, tại thời điểm này công ty đang có ưu thế về trình độ công nghệ hiện tại so với các đơn vị cùng ngành, nếu đẩy nhanh quá trình khấu hao và thu hồi vốn sớm thì trong một vài năm tới, khi các doanh nghiệp khác đã đuổi kịp về trình độ công nghệ hiện đại, công ty vẫn có thể nâng cao khả năng thắng thấu bằng cách hạ thấp giá đấu thầu do giảm được bộ phận khấu hao TSCĐ trong giá thành.
III.4.3 Mục đích của giải pháp.
- Đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, sớm thu hồi vốn cố định để tái đầu tư, nâng cao năng lực TSCĐ nhưng vẫn đảm bảo mức lợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp.
- Điều chỉnh thời gian thu hồi vốn cố định, từ đó điều chỉnh được việc tăng giảm chi phí, giá thành của sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.
III.4.4 Phương thức thực hiện
Trong điều kiện lợi nhuận của Công ty đạt được ở mức cao và ổn định, công ty có thể tăng mức khấu hao cơ bản tháng cho một số máy móc thiết bị có giá trị lớn, trình độ công nghệ vẫn thuộc loại hiện đại như: Trạm trộn bê tông xi măng ( nguyên giá 3,67 tỷ nhưng đã khấu hao 56% giá trị), máy trải bê tông SP500 ( nguyên giá 2,13 tỷ nhưng đã khấu hao 37%),máy trải bê tong ASpalt
( Nguyên giá 2,13 tỷ nhưng đã khấu hao 37% giá trị)… để giảm gánh nặng khấu hao trong quá trình vài năm tới. Đồng thời, công ty cũng cần bổ xung mới một số máy móc thiết bị đã bắt đầu lạc hậu như: máy xúc, máy phát điện, máy biến thế…nhằm nhanh chóng thu hồi vốn cố định, thực hiện tái đầu tư để đổi mới, nâng cao trình độ hiện đại cho những máy móc thiết bị này.
Đối với một số thiết bị văn phòng có số lượng không nhiều và tốc độ hao mòn vô hình lớn như: máy vi tính, máy in, bàn đàm thoại…công ty có thể áp dụng mức khấu hao giảm dần cho phù hợp với sự biến độ giá trị thực của tài sản theo thời gian.
III.4.5 Đánh giá hiệu quả của giải pháp.
Như trên đã nói, điều chỉnh mức khấu hao cơ bản tháng có thể đem lại cho công ty một số lợi ích sau:
- Nhanh chóng thu hồi vốn cố định, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn cố định, do vậy làm nâng cao quả sử dụng TSCĐ.
- Đảm bảo duy trì mức lợi nhuận hợp lý và ổn định, giữ vững vị thế cạnh tranh của công ty trong tương lai.
- Nhanh chóng tiến hành đầu tư để mở rộng và nâng cao năng lực của TSCĐ.