Tổng quan hệ thống GTVT Việt Nam

Một phần của tài liệu Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc đều dễ dàng. Giao thông xấu thì mọi việc đình trệ (Trang 38 - 43)

I. Khái quát chung về ngành xây dựng giao thông Việt Nam

2. Thực trạng chất lượng một số công trình giao thông ở Việt Nam

2.1. Tổng quan hệ thống GTVT Việt Nam

Việt Nam có một hệ thống giao thông với đầy đủ các phương thức vận tải: 219.192 km đường bộ, 3.143 km đường sắt, 17.139 km đường sông đang khai thác, hơn 90 cảng biển lớn nhỏ và 52 sân bay. Sau 15 năm đổi mới, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, GTVT đã có những bước phát triển đáng kể. Trong giai đoạn 1997-2002, khối lượng hàng hóa vận chuyển được là 851 triệu tấn và 273 tỷ TKm; Khối lượng vận tải hành khách là 4,3 tỷ HK và 151 tỷ HK.Km. Khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển đạt 447 triệu tấn, tăng bình quân 15%/năm. Chất lượng vận tải và dịch vụ vận tải được nâng lên, đáp ứng được

nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, chấm dứt tình trạng ách tắc vận tải, cung cấp hàng hóa chậm trễ thường diễn ra trong thời kỳ bao cấp.1

Bằng nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như vay vốn ưu đãi ODA, nhiều công trình giao thông đã được khôi phục, nâng cấp. Trong giai đoạn 1997-2002, với tổng vốn đầu tỗng xây dựng cơ bản được giao là 47.488,4 tỷ đồng, trong đó Bộ GTVT trực tiếp quản lý 44.051,1 tỷ đồng, ngành GTVT đã hoàn thành xây dựng mới và nâng cấp được 8.924 km quốc lộ, làm mới 61,4 km cầu đường bộ; Sửa chữa, đại tu và nâng cấp 1.253 km đường sắt, khôi phục và đại tu 8 km cầu đường sắt; Mở rộng và nâng cấp hệ thống cảng tổng hợp quốc gia, các tuyến đường thủy huyết mạch; Hệ thống giao thông đô thị đã được cải thiện một bước, giao thông nông thôn có sự phát triển vượt bậc, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều công trìnhh đã đi vào khai thác và phát huy hiệu quả rõ rệt.

Công nghiệp GTVT đã có những bước phát triển nhất định. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp GTVT giai đoạn 1997-2002 đạt 10.241 tỷ đồng (giá cố định 2000). Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 10%-14%. Đã tạo ra được một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng như lắp ráp được một số loại xe ôtô thông dụng, đại tu đầu máy, đóng mới toa xe khách các loại kể cả toa xe khách cao cấp; Đóng mới được tàu vận tải biển đến 11.500 DWT, tàu cao tốc 28 hải lý/h, tàu hút công suất vừa, cần cầu nổi 600 T; Chế tạo được một số máy móc thiết bị thi công cơ giới như trạm trộn bê tông nhựa, máy rải bêtông nhựa, máy lu… Sự phát triển của công nghiệp GTVT đã hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và khai thác vận tải.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, giao thông nông thôn đã được quan tâm đầu tư phát triển rất mạnh mẽ. Mới đây, DFID và World Bank đang cấp vốn cho Bộ Giao thông Vận tải thực hiện dự án Giao thông Nông thôn 2 (GTNT2) tại 1 Website: http://giaothongvantai.com.vn

Việt nam nhằm cung cấp đường cơ bản cho các cộng đồng dân cư tại 40 tỉnh của Việt nam (2001 đến 2005). Cấp phối là loại mặt đường thường được xây dựng cho đường dự án. Do nhận thức ngày một rõ hơn rằng mặt đường cấp phối không phải là giải pháp tối ưu cho đường nông thôn ở mọi hoàn cảnh của Việt nam, Bộ Giao thông vận tải Việt nam đã đề nghị cho nghiên cứu các phương án mặt đường thay thế cho đường nông thôn (cấp Huyện và Xã) trong phạm vi hỗ trợ của World Bank and DFID cho dự án GTNT2. Như là một phần của Chương trình Nghiên cứu Mặt đường Nông thôn (NCMĐNT) do tư vấn IntechưTRL thực hiện, công tác Thử nghiệm Mặt đường Nông thôn (TNMĐNT) đã được lập kế hoạch và đang được thực hiện. Chương trình này do DFID cấp ngân sách. Ngoài ra, DFID đã đồng ý cấp vốn cho một nghiên cứu quốc gia về khả năng hoạt động của mặt đường cấp phối tại Việt Nam cũng do Intech-TRL thực hiện trong phạm vi Chương trình Tiếp cận Cộng đồng Đông Nam Á (SEACAP). Nghiên cứu này có tên là Chương trình Đánh giá Cấp phối Đường Nông thôn (ĐGCPĐNT).1

Hỗ trợ kĩ thuật cho Chương trình NCMĐNT đang được tư vấn IntechưTRL đảm nhận với sự phối hợp của đối tác trong nước là Viện KHCN GTVT. Các khía cạnh kĩ thuật thuộc NCMĐNT được điều phối bởi Ban chỉ đạo của Bộ GTVT đứng đầu là Vụ KHCN.

World Bank và DFID đã nhất trí phân bổ 600.000USD cho giai đoạn thử nghiệm đầu tiên (TNMĐNT-I) cho các tỉnh, cụ thể như sau:

Tỉnh Tiền Giang (Vùng ĐB Sông Cửu Long) 150,000USD

Tỉnh Đồng Tháp (Vùng ĐB Sông Cửu Long) 175,000USD

Tỉnh Thừa Thiên Huế (Vùng Duyên hải Miền Trung) 150,000USD 1 website Nghiên cứu thử nghiệm mặt đường giao thông nông thôn Việt Nam

Thành phố Đà Nẵng (Vùng Duyên hải Miền Trung) 125,000USD Chương trình TNMĐNT-II gần đây đã được quyết định thực hiện cho các Tỉnh sau:

Vùng Tây Nguyên:

Gia Lai Đăk Lăk Đăk Nông

Vùng ĐB Sông Hồng: Hưng Yên

Ninh Bình

Vùng Núi Phía Bắc:

Tuyên Quang Hà Tĩnh Quảng Bình Chương trình TNMĐNT-I đang ở giai đoạn kết thúc thi công ngoại trừ Đà Nẵng vẫn còn một lượng lớn công việc cần phải thực hiện

Song song với sự phát triển của đường bộ là sự phát triển của đường sắt cũng rất mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Đường sắt đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nhắc đến việc điện khí hóa tuyến Hà Nội- Hải Phòng và coi đó là một dự án thí điểm cho việc phát triển sức kéo điện của Đường sắt Việt Nam trong thời gian tới. Theo dự báo từ năm 2010 đến 2019, khối lượng vận tải hàng hóa, hành khách trên tuyến sẽ tăng đột biến. Theo đó, năm 2010 khối lượng vận chuyển hành khách sẽ đạt 2,43 triệu lượt người. Năm 2019 dự kiến tăng lên khoảng 4,1 triệu lượt người, tương đương 423 triệu hành khách/km/năm.

Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trên tuyến ước tính đạt 1,3 triệu tấn vào năm 2010 và tăng lên khoảng 2,8 triệu tấn vào năm 2019, tương đương với 309 triệu tấn/km/năm.1

Chính vì thế, việc đầu tư dự án Nâng cấp, điện khí hóa tuyến ĐS Hà Nội- Hải Phòng là thực sự cần thiết và phù hợp với quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải ĐS đã được phê duyệt.

Tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng được điện khí hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc điện khí hóa các tuyến khác như Hà Nội - Vinh, Hà Nội- Lào Cai, Hà Nội- Đồng Đăng, Hà Nội- Hạ Long trong giai đoạn từ 2015 đến 2025 cũng như việc chuẩn bị cho toàn tuyến ĐS Thống Nhất trong giai đoạn 2020 - 2040. Dự án nâng cấp, điện khí hóa tuyến ĐS Hà Nội- Hải Phòng sẽ được đầu tư theo 2 giai đoạn.

Quy mô giai đoạn 1 bao gồm: đầu tư tín hiệu tự động trên khu đoạn Hải Phòng- Gia Lâm, thông tin vô tuyến hiện đại cho đoàn tàu, cung cấp đầu máy toa xe (các đoàn tàu thoi khách EMU và các toa xe hàng), nâng cấp Ga Hải Phòng (kết nối với Ga Đình Vũ tại khu kinh tế mới) và Ga Yên Viên là ga hàng hóa chính của miền Bắc, làm đường đôi đoạn Yên Viên- Gia Lâm và đoạn Cao Xá- Tiên Trung, điện khí hóa đoạn Gia Lâm- Lạc Đạo.

Quy mô giai đoạn 2 bao gồm: đầu tư làm đường đôi đoạn Lạc Đạo- Cao Xá và Tiền Trung- Hải Phòng, điện khí hóa đoạn Lạc Đạo- Hải Phòng và Gia Lâm- Bắc Yên Viên.

Dự án sẽ được thực hiện với tổng số vốn là 404 triệu USD, trong đó tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 là 227 triệu USD và tổng mức đầu tư cho giai đoạn 2 là 177 triệu USD.

Việc nâng cấp, điện khí hóa tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng và xây dựng mới một số khu đoạn, đường nhánh nối với các cảng chính, các khu công nghiệp sẽ góp phần kết nối các cảng và các khu công nghiệp với hệ thống đường sắt hiện tại. Đây còn là dự án thí điểm cho việc phát triển sức kéo điện của Việt Nam trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc đều dễ dàng. Giao thông xấu thì mọi việc đình trệ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w