- 2.2 Tại Công Ty có các phòng, phân xưởng chức năng sau:
3.1 Phương hướng phát triển của Công ty thuốc lá Thanh Hóa thời gian tới
Công ty thuốc lá Thanh Hóa là một trong những doanh nghiệp sản xuất thuốc lá lớn nhất của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Công nghiệp, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, sự động viên giúp đỡ của các đơn vị và sự nỗ lực của bản thân, Công ty đã chủ động khắc phục mọi khó khăn, Công ty luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch được gia, phấn đấu duy trì tốt công tác sản xuất kinh doanh, tăng cường đổi mới công tác tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị phần, đảm bảo kinh doanh có lãi, chăm lo tốt đời sống cán bộ công nhân viên.
Phương hướng phát triển của Công ty thuốc lá Thanh Hóa trong những năm tới như sau:
- Không mở rộng quy mô sản xuất nhưng bằng chiến lược đầu tư chiều sâu với những thiết bị để đưa Công ty phát triển với tính bền vững và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam.
- Sản phẩm của Công ty phải được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới và thương hiệu thuốc lá Vinataba trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường.
- Công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 được đẩy mạnh. Tăng cường chức năng giám sát trong thực hiện quy trình công nghệ nhằm tăng hiệu lực và hiệu quả của hệ thống.
- Đối với công tác nguyên liệu:
Tăng cường công tác quản lý, giám sát các vấn đề kinh tế và kỹ thuật của vùng nguyên liệu, thực hiện tốt tiến độ gieo trồng nhằm đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguyên liệu cho sản xuất, đảm bảo đầu tư có hiệu quả vùng chuyên canh nguyên liệu theo quy trình kỹ thuật của Tổng Công ty giao.
Xây dựng kế hoạch thu mua nguyên liệu chính xác, kịp thời, thực hiện thu mua dải vụ và đều vùng cấp sao cho giữ được mức tồn kho nguyên liệu hợp lý. Bên cạnh đó, phải thực hiện tốt công tác bảo quản nguyên liệu trong kho, thực hiện đảo kho theo quy định nhằm chống vụn nát, xuống màu, xuống cấp. Trước khi nhập kho nguyên liệu phải được kiểm tra 100%, tránh hiện tượng nhập kho nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn. Để chủ động trong sản xuất, giảm dần sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, Công ty tích cực tìm kiếm đa dạng nhiều nguồn nguyên liệu với giá hợp lý như nguyên liệu của Ấn Độ, Campuchia… Về chế biến nguyên liệu, tăng cường sử dụng nguyên liệu thuốc lá
đã qua chế biến để đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm và thuận lợi trong dự trữ, bảo quản.
- Đối với công tác kỹ thuật :
Đẩy mạnh cơ khí hóa, tự động hóa, hiện đại hóa công nghệ sản xuất, thực hiện đầu tư theo chiều sâu, mua và lắp đặt mới máy móc thiết bị để đổi mới sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Mặt khác, thường xuyên bảo dưỡng, tu sửa, thay thế bộ phận đối với hệ thống trang thiết bị đang vận hành nhằm tiết kiệm chi phí. Tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước, trong và ngoài ngành để tranh thủ sự đầu tư về vốn, sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật nhằm rút ngắn khoảng cách công nghệ, thúc đẩy phát triển nhanh và mạnh. Không ngừng nghiên cứu, cải tiến chất lượng các nhãn hiệu thuốc lá hiện có, cải tiến mẫu mã, bao bì, gu thuốc phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, áp dụng triệt để hệ thống quản trị chất lượng theo ISO, tạo dựng được niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Duy trì, phát huy tốt phong trào thực hành tiết kiệm, phát huy sáng kiến, cải tiến khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tế sản xuất, nhằm giảm tiêu hao vật tư, tăng năng suất lao động, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi.
- Đối với công tác thị trường:
Giữ vững thị trường truyền thống, tăng thêm thị phần tại các thị trường có doanh thu thấp và tăng cường mở rộng, tìm kiếm những thị trường mới tiềm năng, đặc biệt là thị trường phía Nam. Coi trọng thị trường trong nước, lấy thị trường trong nước làm trọng tâm, ngày càng mở rộng xuất khẩu. Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, tăng sản lượng các sản phẩm có giá trên 3.000 đồng. Tập trung tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, đồng thời rà soát củng cố hệ thống phân phối. Có các biện pháp kích thích cầu để thu hút khách hàng và nâng cao sản lượng tiêu thụ.
Rà soát lại hiệu quả hoạt động của các công ty, doanh nghiệp, đại lý thuốc lá nằm trong kênh phân phối, theo dõi và phản ánh hoạt động của đại lý, diễn biến thị trường, sản phẩm cạnh tranh để Công ty tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, đảm bảo mức thế chấp bằng sản lượng tiêu thụ để ổn định phần công nợ tương đương với phần tài sản thế chấp.
Tiếp tục giữ thị phần của các sản phẩm truyền thống thông qua việc chú trọng đến cải tiến chất lượng, hoàn thiện quy cách sản phẩm, thiết kế mẫu bao bì theo chương trình chuyển đổi cơ cấu sản phẩm. Nghiên cứu thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để đưa ra các quyết định về chế thử sản phẩm phù hợp với “gu” tiêu dùng và đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp khác.
Tập trung phát triển sản phẩm trung và cao cấp, tăng dần sản lượng thuốc lá đầu lọc, kiên quyết loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả nhằm thay đổi cơ cấu sản phẩm, tăng doanh thu, xây dựng thương hiệu có sức cạnh tranh với các nhãn thuốc lá ngoại.
Quản lý tốt công tác tiếp thị, đầu tư nguồn lực thích đáng để quảng bá cho nhãn hiệu của Công ty, tuyên truyền và mở rộng thị trường dưới nhiều hình thức khác nhau như khuyến mại trực tiếp, tham dự hội chợ triển lãm…
Đẩy mạnh công tác xuất khẩu trên cơ sở đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ở một số thị trường nước ngoài kết hợp với thăm dò và khai thác thị trường.
Từ những định hướng phát triển như trên, hướng đầu tư của Công ty tập trung chủ yếu vào nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao công nghê sản xuất thuốc lá điếu và ngày càng hoàn thiện hệ thống Quản lý chất lượng.
3.2 Một số giải pháp tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 tại Công ty thuốc lá Thanh Hóa
3.2.1. Cam kết của lãnh đạo Công ty với việc duy trì cải tiến và ngày càng hoàn thiện việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
• Cơ sở của giải pháp
Nhận thức của lãnh đạo là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình áp dụng ISO 9001:2000, tạo môi trường thuận lợi cho mọi hoạt động quản lý chất lượng, thể hiện sự quyết tâm và trách nhiệm của lãnh đạo đối với vấn đề chất lượng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, ngay sau khi đưa vào áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, Ban lãnh đạo Công ty thuốc lá Thanh Hóa đã cam kết quyết tâm thực hiện thành công mô hình QLCL của tiêu chuẩn này.
• Phương pháp thực hiện
Không vì những kết quả đã đạt được mà coi nhẹ vấn đề cải tiến không ngừng hệ thống QLCL của Công ty, các cán bộ Công ty cùng đưa ra những cam kết về việc thực hiện vấn đề này và triệt để tuân thủ theo những cam kết đó. Lãnh đạo cần luôn tỏ rõ cam kết của mình đối với chất lượng đã đề ra.
- Mục tiêu sau 5 năm thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đảm bảo 100% CBCNV của Công ty đều thông hiểu và áp dụng chính sách chất lượng. Đồng thời đảm bảo 100% cá nhân có mục tiêu chất lượng nhất quán với mục tiêu chất lượng của tổ chức.
- Đề xuất, quản lý và theo dõi việc thực hiện chính sách chất lượng, bao gồm cả việc áp dụng và duy trì hệ thống QLCL. Công ty qui định lãnh đạo các phòng ban cũng là người đại diện chịu trách nhiệm về quá trình thực hiện công việc của phòng khi đó, vai trò của lãnh đạo được thực hiện với công tác QLCL cũng có tầm quan trọng như với những công tác nghiệp vụ khác.
- Cán bộ lãnh đạo của Công ty không được chấp nhận sự đi lệch khỏi chính sách của bất kì cán bộ nào vì như vậy sẽ tự phá đi sự kỉ luật và mất đi tính thống nhất của hệ thống gây ra sự lỏng lẻo trong công tác này. Hơn thế, việc thực hiện đúng các qui trình đã định đối với công việc từng cá nhân sẽ tạo thuân lợi cho lãnh đạo thực hiện công việc chuyên môn cũng như trong quản lý được dễ dàng. Có thể nói, hệ thống QLCL ISO 9001:2000 có lợi cho cả lãnh đạo của Công ty và toàn thể nhân viên.
Lãnh đạo Công ty cần cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình , luôn đề cao vai trò và vị trí công tác chất lượng lên hàng đầu và truyền đạt tư tưởng này đến toàn thể cán bộ trong phòng.
• Lợi ích từ thực hiện
Cam kết của lãnh đạo khi được thực hiện một cách triệt để sẽ đưa công tác nghiệp vụ trong Công ty tuân theo qui định của hệ thống ISO 9001:2000, không ngừng nâng cao hiệu lực của hệ thống này. Những lợi ích mang lại khi áp dụng tại công ty: là điều kiện tiên quyết dành chỗ đứng trên thị trường, hoàn thiện quản lý trong Công ty, tiết kiệm nguồn lực, tạo điều kiện môi trường làm việc chuyên nghiệp, công việc được làm đúng ngay từ đầu, giảm sai hỏng,…
Khi lãnh đạo Công ty đã nhận rõ lợi ích từ việc thực hiện hệ thống QLCL ISO 9001:2000 thì nó sẽ tạo động lực để các thành viên trong Công ty xây dựng một môi trường văn hóa chất lượng , không khí làm việc tập thể chan hòa, do đó có thể hết lòng hoàn thành mục tiêu chất lượng của Công ty.
3.2.2. Đào tạo và nâng cao ý thức thực hiện qui trình chất lượng của đội ngũ công nhân viên Công ty
• Cơ sở giải pháp
Trong quản trị kinh doanh nói chung và quản trị chất lượng nói riêng, đã nhắc đến quản trị là nhắc đến con người, con người là yếu tố sáng tạo và linh động nhất, quyết định chất lượng thành quả tạo ra. Mọi thành viên trong Công ty đều ít nhiều liên quan đến chất lượng. Tất cả các biện pháp khác dù thực hiện tốt nhất nếu không có sự hưởng ứng, ủng hộ từ các công nhân viên chưa hẳn đã tạo ra kết quả cuối cùng tốt. Do đó, để thực sự giải quyết được những tồn tại về chất lượng thì phải nâng cao chất lượng của những người trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, cần tạo cho mọi người ý thức tự nguyện.
Với hoạt động chất lượng, giáo dục, đào tạo được coi là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng, nó được thực hiện trong toàn quá trình triển khai hệ thống QLCL. Hoạt động giáo dục đào tạo còn có tác dụng liên kết tập thể nhân viên lại thống nhất quyết tâm, quan điểm, từ đó, tạo nên động lực lớn cho việc thực hiện thành công hệ thống QLCL. Ngoài ra, điều tất nhiên là việc đưa vào những thay đổi , đặc biệt là vấn đề lớn như thay đổi cả một hệ thống QLCL cần thực hiện công tác hướng dẫn, đào tạo một cách thật chu đá nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai. Giáo dục chất lượng có nhiệm vụ thay đổi nhận thức cho toàn bộ CBCNV, khi họ còn nghĩ rằng: Vấn đề đảm bảo chất lượng là nhiệm vụ của phòng QLCL để đưa đến một tư tưởng mới: Đó là nhiệm vụ của tất thảy mọi người trong Công ty.
Thuốc lá Thăng Vinataba đã được Trung tâm chứng nhận sự phù hợp QUACERT cấp Chứng nhận ISO 9001:2000 năm 2003 và được tổ chức này chứng nhận đảm bảo chất lượng sau mỗi chu kì 3 năm. Tuy nhiên không phải nhân viên nào cũng nhận thức rõ được vai trò của việc áp dụng và duy trì hệ thống QLCL Công ty theo tiêu chuẩn chất lượng đã được qui định. Chính vì vậy mà ta đã nhận thấy những biểu hiện như: xuất hiện lề lối làm việc cũ, không thực hiện theo các quy trình , công nhân chưa tự giác thực hiện nhiệm vụ mà vẫn để những sai hỏng trong quá trình sản xuất xảy ra, …làm ảnh hưởng tới uy tín Công ty với khách hàng.
• Phương pháp thực hiện
Trước thực trạng đó, để duy trì và phát triển hệ thống QLCL ISO 9001:2000 thành công, Công ty cần xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo phù hợp nhằm bồi dưỡng kiến thức cho CBCNV để có khả năng khai thác tốt máy móc thiết bị, am hiểu về các yêu cầu công việc trong QLCL và phát huy sáng kiến để mở rộng hệ thống ISO 9001:2000 cho toàn Công ty. Để nâng cao trình độ cho toàn CBCNV, Công ty cần thực hiện nhiều lần, liên tục. Lãnh đạo cần tham gia đào tạo trước, lãnh đạo không hiểu ISO 9001:2000 thì khó có thể mà áp dụng được.
Các lớp đào tạo dưới nhiều hình thức, cập nhật thông tin để nâng cao kiến thức cho toàn thể cán bộ công nhân viên, kể cả những cán bộ lãnh đạo cấp cao. Cụ thể hoá loại hình nâng cao trình độ cho CBCNV ở các quy mô phù hợp cho từng đơn vị trong toàn Công ty như:
- Xây dựng thư viện.
- Tổ chức hội thảo, chuyên đề.
- Cử đi học những nơi có tiến bộ khoa học tiên tiến. Trước mắt cần chú trọng vào lĩnh vực công nghệ.
- Tổ chức học nghề tại chỗ phù hợp với điều kiện bố trí công tác luân chuyển nhằm đạt được hiệu suất lao động cao.
Vấn đề lớn nhất của công tác đào tạo là phải có chiến lược nâng cao chất lượng lao động nhằm đáp ứng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty và sự tiến bộ khoa học xã hội nói chung.
- Thực hiện chính sách khuyến khích mọi người tham gia vào các khoá đào tạo với các loại hình sinh động, nhóm chuyên đề, nội dung đào tạo chất lượng mang tính thực tiễn cao... Có như vậy mới nâng cao toàn diện kiến thức cho toàn công ty
- Đối với cán bộ quản lý Công ty cần thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn về chất lượng do cơ quan Nhà nước tổ chức, hoặc tham gia các diễn đàn chất lượng… Đồng thời tham gia các khoá học quản lý chất lượng cấp cao… để nâng cao kiến thức và học hỏi kinh nghiệm nhằm không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng hệ thống quản lý chất lượng cho Công ty.
Đối với cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm về chất lượng tại bộ phận mình phụ trách cần có những hiểu biết chung về mục đích và yêu cầu chất lượng của Công ty, về yêu cầu và quy định của hệ thống quản ký chất lượng ISO 9001, và hiểu biết rõ về yêu cầu chất lượng của bộ phận mình.
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, là bộ phận trực tiếp tạo ra chất lượng sản phẩm, cần có những lớp đào tạo về chuyên môn, nâng cao hiểu biết về ngành nghề nhằm đảm bảo chất lượng công tác của mình, phát huy tiềm năng của người lao động, sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm
Sau khi đào tạo cần phải có kiểm định kết quả thực tế để xem xét những tiến bộ so với trước khi đào tạo. Có thể đánh giá việc đào tạo qua phiếu đánh giá bằng cách cho điểm các chỉ tiêu, tổ chức, kĩ năng giảng, giá trị cơ bản với điểm 5 là tốt nhất, điểm 1 là kém nhất. Khi tông hợp các phiếu đánh giá này lại, ta sẽ có được kết quả về chất lượng của khóa đào tạo. Nếu chất lượng cao thì sẽ tiếp tục phát huy, nếu chất lượng thấp thì phái có sự thay đổi, cải tiến.