Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp: “Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - thực trạng và giải pháp” doc (Trang 48 - 49)

III. Tổng doanh số thu nợ

3.Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang:

Giang:

Cần xác định mức khoán cho các chi nhánh cơ sở, cán bộ tín dụng sao cho phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn khác nhau, để họ thực sự đến được từng nhà, từng hộ vay vốn Ngân hàng, hay thực chất là họ trực tiếp điều tra món vay và thu nợ trực tiếp. Hiện nay ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thực hiện giao khoán các chỉ tiêu tín dụng như tổng dư nợ cho vay, chất lượng dư nợ, chỉ tiêu thu nợ, thu lãi cho cán bộ tín dụng theo mức bình quân đối với từng khu vực (khu vực các huyện phía Bắc, khu vực các huyện phía Tây, khu vực các huyện vùng thấp và thị xã). Như vậy là chưa sát thực đối với từng cán bộ tín dụng vì trong khu vực có những xã, những thôn thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí thấp, điều kiện, môi trường phát triển kinh tế hạn chế. Cán bộ tín dụng phụ trách những địa bàn đó không thể đạt tới chỉ tiêu bình quân về số lượng cũng như chất lượng. Như vậy thì thu nhập của cán bộ tín dụng đó cũng rất thấp, dẫn đến có một số cán bộ tín dụng đã nảy sinh tiêu cực.

Xem xét kỹ việc hợp đồng với tổ, nhóm ở địa phương, họ giúp Ngân hàng một số khâu cần thiết, nhưng không phải là vai trò quyết định, cần tránh hiện tượng chạy theo lợi nhuận đơn thuần mà mở rộng tín dụng tràn lan trong lĩnh vực naỳ không hợp lý, vì rủi ro tiềm ẩn ở lĩnh vực này rất cao, vì các tổ trưởng, nhóm trưởng chỉ là những người có uy tín ở tổ, nhóm, họ chưa có kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là kiến thức thẩm định, kiểm tra vốn vay... Vì vậy họ không thực hiện

được đầy đủ các nguyên tắc, điều kiện vay vốn, mà vì tình làng nghĩa xóm họ nể nang và xác nhận đề nghị cho vay.

Cần phối hợp với cơ quan Báo, Đài Truyền hình địa phương để tuyên truyền phổ biến các chính sách tín dụng triển khai trên địa bàn và các văn bản hướng dẫn của ngành, thực hiện công khai hoá để cho mọi nhà, mọi người đều biết. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho dân vay vốn và có thể kiểm tra và họ có thể kiểm tra, giúp đỡ lẫn nhau trong sử dụng vốn vay an toàn và hiệu quả, giúp ngân hàng có điều kiện tăng trưởng dư nợ có chất lượng.

Thực hiện tốt công tác phối hợp với các ngành, đặc biệt với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội nông dân tỉnh trong việc cung cấp nguồn vốn cho các chương trình dự án phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn. Từ đó, một mặt giúp cho các hộ có vốn phát triển kinh doanh ngày càng lớn có hiệu quả, mặt khác mở rộng được đầu tư tín dụng ngân hàng có hiệu quả.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các chi nhánh cơ sở, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai sót trong nghiệp vụ cho vay, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh quy trình nghiệp vụ cho vay.

Do đặc điểm công việc của cán bộ tín dụng, đòi hỏi phải có sức khoẻ, có trình độ về chuyên môn, các kiến thức về các ngành nghề của hộ sản xuất, hơn nữa các thôn bản ở xa, đường sá đi lại khó khăn. Đề nghị Ngân hàng tỉnh cần nghiên cứu có chế độ thoả đáng đối với cán bộ tín dụng, hỗ trợ thêm về phương tiện đi lại.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp: “Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - thực trạng và giải pháp” doc (Trang 48 - 49)