Công tác huy động vốn:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp: “Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - thực trạng và giải pháp” doc (Trang 27 - 29)

Nhờ có đổi mới phong cách làm việc, thái độ phục vụ khách hàng, thực hiện đúng khẩu hiệu “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, đã thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.

Nhận thức được chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại là huy động vốn để cho vay, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang đã huy động vốn bằng các hình thức sau:

 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế.  Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng.  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng.  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng.  Kỳ phiếu 13 tháng.

Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị đóng tại Trung tâm kinh tế của tỉnh nên công tác huy động vốn có nhiều thuận lợi so với các chi nhánh khác ở huyện. Vì vậy kết quả huy động hàng năm luôn đáp ứng kịp thời cho các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế của địa phương và bổ sung cho các chi nhánh huyện.

Biểu số liệu về công tác huy động vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12 /1999 31/12 /2000 31/12 /2001 Số TĐ % Số TĐ % Tổng nguồn vốn huy động 38.006 45.274 49.176 +7.268 +19,0 6 +11.170 +29,39

1. Tiền gửi không kỳ hạn 25.475 29.319 26.688 +3.844 +15,0 0

+1.213 +4,76

- Tiền gửi cácTCKT 24.109 27.961 21.457 +3.852 +15,9 7

-2.652 -11,00

- Tiền gửi tiết kiệm 1.366 1.358 5.231 -8 +3.865 +282,90 2. Tiền gửi có KH < 12T 9.117 15.659 21.968 +6.542 +71,7 5 +12.851 +141,00 - Tiền gửi các TCKT 2.400 3.500 8.500 +2.100 +87,5 0 +6.100 +254,00

- Tiền gửi tiết kiệm 6.717 12.159 13.468 +5.442 +81,0 0

+6.751 +100,50

3. Tiền gửi có KH > 12T 3.414 296 520 -3.118 -91,32 -2.894 -84,76 - Tiền gửi tiết kiệm 3.414 296 520 -3.118 -91,32 -2.894 -84,76

Có thể biểu diễn số liệu huy động vốn qua các năm bằng sơ đồ:

38 45,2 49 45,2 49 0 10 20 30 40 50 60

* Nhận xét:

Qua biểu số liệu trên, cho thấy số dư nguồn vốn huy động vẫn tăng đều hàng năm, đó là điểm tích cực của đơn vị. Tuy nhiên, xét về cơ cấu nguồn vốn qua các kỳ ta thấy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động. Cụ thể năm 1999 chiếm 69,74% (26.509/38.000); năm 2000 chiếm 69,49% (31.461/45.274); quý I/2001 chiếm 60,91% (29.957/49.176). Đây là nguồn vốn tương đối ổn định của khách hàng truyền thống (TCKT) đã mở tài khoản giao dịch tại Hội sở.

Nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư rất hạn chế, chiếm tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân do các hình thức huy động vốn còn hạn chế, chưa phong phú, tiền gửi tiết kiệm và kì phiếu có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ lệ quá nhỏ, không phải do không có khách hàng mà do Hội sở chỉ huy động trong thời gian ngắn và hạn chế số lượng. Mặt khác quan trọng hơn, đó là lãi suất huy động chưa hấp dẫn khách hàng, bên cạnh đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển luôn có mức lãi suất huy động cùng loại cao hơn, có nhiều hình thức huy động phong phú hơn.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp: “Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - thực trạng và giải pháp” doc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)