Đối với Ngân hàng cấp trên:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp: “Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - thực trạng và giải pháp” doc (Trang 47 - 48)

III. Tổng doanh số thu nợ

2.Đối với Ngân hàng cấp trên:

Nên tiếp tục cải tiến hồ sơ vay vốn sao cho gọn nhẹ, không phiền hà mà vẫn đảm bảo tính pháp lý và phù hợp với trình độ của người dân, nhất là đối với trình độ dân trí của một tỉnh miền núi còn thấp.

Cụ thể: Bổ sung sửa đổi mẫu hồ sơ cho vay (phần theo dõi trả nợ, trả lãi) không đủ dòng theo dõi nợ hàng tháng, nhất là các món cho vay trung hạn, dài hạn.

Mẫu dự án, phương án sản xuất kinh doanh cần cụ thể hơn các chỉ tiêu cho phù hợp với trình độ hộ nông dân miền nũi có trình độ dân trí chưa cao, để họ có thể cố gắng làm được các dự án vay vốn mà không cảm thấy ngại và phiền hà. Có như vậy thì ngân hàng cơ sở mới có thêm các dự án trung và lớn để mở rộng đầu tư cho vay và hộ nông dân mới có vốn để mở rộng sản xuất, ngành nghề, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Cải tiến bộ hồ sơ vay vốn đối với hộ gia đình vay những món nhỏ nhưng lại vay nhiều món trong năm, nhiều đối tượng vay khác nhau theo hướng gọn nhẹ tránh phiền hà cho khách hàng và giảm thiểu công việc cho cán bộ tín dụng.

Tăng cường công tác thông tin thị trường, giúp cho các chi nhánh có thông tin, góp phần tổ chức cho vay có hiệu quả.

Cho phép uỷ quyền cho tổ trưởng thu lãi hàng tháng nhằm giảm bớt khối lượng khách hàng giao dịch tại bộ phận kế toán ngân quỹ, trên cơ sở nâng cao khâu kiểm tra hàng tháng của cán bộ tín dụng, tránh hiện tượng tổ trưởng lợi dụng xâm tiêu tiền lãi.

Về lãi suất: Cần có chính sách lãi suất hợp lý cho nông nghiệp - nông thôn, sao cho phù hợp với đặc thù của sản xuất kinh doanh ở từng khu vực, môi trường kinh doanh của từng Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp: “Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - thực trạng và giải pháp” doc (Trang 47 - 48)