III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức lý thuyết.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Gợi ý để học sinh nhớ lại các kiến thức đã học về kiểu tệp.
- Hỏi: Cách khai báo biến kiểu tệp?
- Hỏi: Có các thủ tục cơ bản nào khi làm việc với tệp?
- Hỏi: Hàm và thủ tục nào liên quan khi xử lý tệp?
2. Giới thiệu bảng tổng hợp các hàm và thủ tục lên bảng, xem như đây là tổng kết kiến thức liên quan.
1. Theo dõi dẫn dắt của giáo viên và trả lời.
- Var <tên_biến_tệp>: Text;
- Assign(<tên_biến_tệp>,<tên_tệp>); - Rewrite(<tên_biến_tệp>); - Reset(<tên_biến_tệp>); - Close(<tên_biến_tệp>); - Read/Readln(<tên_biến_tệp>, <Danh_sách_tên_b iến>); - Write/Writeln(<tên_biến_tệp>, <Danh_sách_kết_ quả>); - Eof(<tên_biến_tệp>) - Seek(<tên_biến_tệp>,<biến_nguyên>); 2. Quan sát bảng tổng hợp và ghi nhớ.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu chương trình ví dụ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giới thiệu nội dung đề bài. - Chiếu chương trình ví dụ lên bảng và gợi ý để học sinh tìm hiểu chương trình.
- Hỏi: Hàm Eof(f) có chức năng gì?
- Có thể sử dụng cấu trúc For thay cho While được không? - Chương trình này thực hiện công việc gì?
- Thực hiện chương trình để học sinh thấy được kết quả.
2. Tìm hiểu chương trình của ví dụ 2.
- Giới thiệu đề bài
- Chiếu tranh mô phỏng kết nối các điện trở, hình 17, trang 88, sách giáo khoa.
- Hỏi: Công thức tính điện trở của sơ đồ II, III, IV.
- Chiếu chương trình ví dụ lên bảng.
- Hỏi: Mảng a dùng để lưu giữ giá trị nào?
- Cho một file dữ liệu vào gồm 2 dòng. Yêu cầu học sinh tính kết quả.
- Thực hiện chương trình đọc file dữ liệu vào trên để học sinh đối chiếu kết quả.
chương trình gợi ý.
- Hàm cho giá trị True nếu con trỏ tệp định vị ở vị trí kết thúc tệp.
- Không. Vì không biết số lượng phần tử của tệp.
- Tính và đưa ra màn hình khoảng cách từ trại của thầy hiệu trưởng đến trại của mỗi giáo viên.
2. Quan sát nội dung đề bài, quan sát tranh mô phỏng kết nối các điện trở và các yêu cầu.
- Dùng để lưu giữ điện trở tương đương của 3 điện trở theo 5 cách ghép nối như trong sơ đồ.
- Tính kết quả của 5 điện trở tương đương.
- Quan sát kết quả của chương trình và so sánh với kết quả tính đương - Nhận xét về tính chính xác và thời gian thực hiện của chương trình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Chiếu đề bài lên bảng. Yêu cầu học sinh tự viết chương trình, chạy thử và báo cáo kết quả.
2. Quan sát, theo dõi việc lập trình của từng học sinh, có thể gợi ý cho một số em còn yếu. 3. Yêu cầu học sinh cùng thực hiện chương trình với bộ test giáo viên đã chuẩn bị. Thông báo kết quả mà chương trình tìm được. Xác nhận kết quả đúng.
1. Theo dõi đề bài, định hướng dữ liệu vào, ra và thuật toán.
2. Soạn chương trình vào máy, thực hiện chương trình và thông báo kết quả cho giáo viên.
3. Nhập dữ liệu theo yêu cầu.
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI
1. Những nội dung đã học
- Các thao tác xử lý tệp: + Gán tên tệp. + Mở tệp. + Tạo tệp mới.
+ Đọc/ghi thông tin của tệp. + Đóng tệp.
- Hàm và thủ tục liên quan
+ Hàm EOF(tên_biến_tệp)
2. Câu hỏi và bài tập về nhà
- Đọc trước nội dung bài: Chương trình con và phân loại, Cách viết và sử dụng thủ tục.
Tiết 39 Tuần 29
CHƯƠNGTRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠII. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm chương trình con.
- Biết được ý nghĩa của chương trình con, sự cần thiết phải viết một chương trình thành các chương trình con.
- Biết được cấu trúc của chương trình con.
- Phân biệt được hai loại chương trình con là hàm và thủ tục.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các thành phần trong đầu của thủ tục.
- Nhận biết được hai loại tham số hình thức trong đầu của thủ tục.
- Biết cách khai báo hai loại chương trình con cùng với tham số hình thức của chúng.
- Biết cách viết lời gọi chương trình con trong thân chương trình chính.
3. Thái độ:
- Rèn luyện các phẩm chất của người lập trình như tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm, tuân thủ yêu cầu vì một công việc chung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy vi tính, máy chiếu projector để giới thiệu ví dụ, máy chiếu Overhead, bìa trong, bút dạ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC